Quy định của pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 106 - 111)

8. Kết cấu của luận án

3.2. Thực trạng quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ

3.2.3. Quy định của pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ

3.2.3.1. Quy định về căn cứ xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ

Các quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về căn cứ xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ mà các căn cứ này được xác định theo các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại BLDS năm 2015. Tại Điều 299 BLDS năm 2015 quy định các trường hợp mà bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm gồm: (i) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; (ii) Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; (iii) Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định. Đây là quy định mới của BLDS năm 2015 dù những nội dung nêu ra là không mới vì đã từng được đề cập tại Nghị định số 163. Việc đưa các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tại BLDS năm 2015 sẽ đảm bảo cho các bên có cơ sở pháp lý cụ thể để áp dụng khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm.

Trên thực tế, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ sẽ làm phát sinh quyền xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ của bên nhận thế chấp. Cụ thể, tại Bản án số 07/2019/KDTM-ST ngày 05/09/2019

99

của Tòa án nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế về “tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Đ, bị đơn là Công ty TNHH TH, Tòa án đã nhận định “Đối với Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ số

02/2015/1944275/HĐBĐ ngày 09/9/2015, hợp đồng này chỉ được ký kết giữa Đ và Công ty TNHH TH […] trong trường hợp ông Tr, bà L không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng TMCP Đ có quyền xử lý tài sản thế chấp đối với số tiền 791.035.000đ mà Công ty TNHH TH đã được Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Phú Vang thanh toán” [83]. Từ bản này, có thể thấy do ông

Tr, bà L (bên có nghĩa vụ trả nợ đồng thời là bên thế chấp) không thực hiện nghĩa vụ trả nợ nên Tòa án xác định Ngân hàng TMCP Đ (bên nhận thế chấp quyền đòi nợ) có quyền xử lý tài sản thế chấp đối với quyền đòi nợ được dùng thế chấp.

Nghị định số 21 đã có một số quy định cụ thể, tiến bộ về xử lý tài sản bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong Nghị định thể hiện tinh thần tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên và tạo thuận lợi cho bên nhận bảo đảm, ví dụ tại Điều 49 Nghị định số 21 quy định bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm; tại Điều 52 Nghị định số 21 quy định phương thức, thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận.

Ngoài ra, quy định tại Điều 299 BLDS năm 2015 cũng đưa ra các nguyên tắc mang tính mặc định về quyền xử lý tài sản thế chấp của bên nhận thế chấp (nhất là trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp), đồng thời cho phép các bên thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp về các trường hợp xử lý bảo đảm khác và ghi nhận các trường hợp xử lý bảo đảm bắt buộc theo quy định của pháp luật. Ngoài trường hợp xử lý tài sản thế chấp thông thường khi xuất hiện tình trạng vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm được quy định tại BLDS năm 2015 thì các trường hợp xử lý tài sản thế chấp còn phụ thuộc vào quy định tại các luật khác. Tại khoản 3 Điều 299 BLDS năm 2015 quy định chỉ

100

khi có trường hợp khác do thỏa thuận hoặc “luật” có quy định thì các bên mới phải tuân thủ. Trên thực tế, luật khác cũng quy định về trường hợp xử lý bảo đảm. Cụ thể, theo quy định tại Điều 90 Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì “Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản

nhưng không đủ để thi hành án, chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án”. Bên cạnh đó,

các bên cũng có thể thỏa thuận về một số trường hợp xử lý tài sản thế chấp khác, như khi bên có nghĩa vụ vi phạm một nghĩa vụ nào đó của hợp đồng vay tài sản hay bên thế chấp vi phạm một nghĩa vụ nào đó nêu trong hợp đồng thế chấp [41, tr.98].

3.2.3.2. Quy định về phương thức xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ i) Quy định về bên nhận thế chấp yêu cầu trực tiếp bên có nghĩa vụ thanh toán

Trước đây, BLDS năm 2005 không có một quy định chung nào về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm mà chỉ quy định riêng trong từng biện pháp và có những quy định trùng lặp. Do đó, BLDS năm 2015 đã xây dựng một số điều luật mới điều chỉnh vấn đề xử lý tài sản bảo đảm (từ Điều 299 đến Điều 302 và Điều 305). Việc đưa vấn đề xử lý tài sản bảo đảm vào phần chung và xây dựng một số quy định để thực thi có ý nghĩa rất quan trọng đối với thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm sôi động và nhiều phức tạp trong giai đoạn hiện nay [5]. Theo quy định tại khoản 1 Điều 303 BLDS năm 2015 thì các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp gồm: (i) Bán đấu giá tài sản; (ii) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (iii) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; (iv) Phương thức khác. Quy định này xác định một danh sách mở cho phép các bên có thể thỏa thuận về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác, ngoài ba phương thức đã được liệt kê.

101

phương thức cụ thể nêu tại khoản 1 Điều 303 BLDS năm 2015 là không thuyết phục vì quyền đòi nợ này thực chất là đòi một khoản tiền và có lẽ không ai đem quyền đòi nợ đi bán đấu giá [35, tr.326]. Vì lý do này mà trước đây tại khoản 1 Điều 66 Nghị định số 163 quy định đặc thù việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ theo hướng: “Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người

có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho người được ủy quyền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền được đòi nợ”. Tiếp đến Nghị định

số 21 cũng dành hẳn một điều khoản để quy định đặc thù về xử lý quyền đòi nợ được sử dụng để thế chấp, cụ thể tại khoản 2 Điều 54 Nghị định số 21 quy định:

“Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ trả nợ hoặc có nghĩa vụ khác chuyển giao khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình. Bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền của mình trong trường hợp người có nghĩa vụ có yêu cầu”. Từ các quy định này, có thể thấy

bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền "yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ", còn bên có nghĩa vụ trả nợ phải "thanh toán cho bên nhận thế chấp".

ii) Quy định về thủ tục khi xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ

BLDS 2015 và Nghị định số 21 không quy định cụ thể về thủ tục khi xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Trước đây, Thông tư liên tịch số 16 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên chính thức quy định cụ thể trình tự, thủ tục, cách thức xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Theo đó, tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 16 yêu cầu bên nhận thế chấp quyền đòi nợ khi xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ phải thực hiện một số thủ tục như thủ tục thông báo xử lý quyền đòi nợ và thủ tục xác nhận khi nhận trực tiếp các khoản tiền, tài sản từ bên có nghĩa vụ trả nợ.

102

chấp là quyền đòi nợ, bên nhận thế chấp phải thực hiện thủ tục thông báo xử lý quyền đòi nợ. Theo đó, trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ ít nhất bảy (07) ngày làm việc, bên nhận thế chấp gửi cho bên có nghĩa vụ trả nợ văn bản thông báo xử lý quyền đòi nợ và một (01) bản sao có xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng đối với hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ đã được công chứng hoặc bản chính hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có chữ ký, con dấu (nếu có) của các bên hoặc Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền đòi nợ do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp.

Trường hợp bên nhận thế chấp nhận trực tiếp các khoản tiền, tài sản từ bên có nghĩa vụ trả nợ thì phải thực hiện thủ tục lập biên bản có chữ ký của bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ. Biên bản nhận các khoản tiền, tài sản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận các khoản tiền, tài sản và xác định giá trị tài sản. Trong trường hợp bên thế chấp không ký vào biên bản thì biên bản đó chỉ cần chữ ký của bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ. Bên nhận thế chấp có trách nhiệm gửi biên bản nhận các khoản tiền, tài sản cho bên thế chấp.

iii) Quy định về bên có nghĩa vụ trả nợ thực hiện thanh toán

Trước đây, theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 16 thì trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo xử lý quyền đòi nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ có trách nhiệm thanh toán khoản nợ cho Bên nhận thế chấp theo hướng dẫn như sau:

- Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên có nghĩa vụ trả nợ có trách nhiệm chuyển khoản tiền trả nợ vào tài khoản do bên có nghĩa vụ trả nợ mở tại ngân hàng theo chỉ định của bên nhận thế chấp. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản này và chỉ được quyền yêu cầu ngân hàng giải tỏa để xử lý khi đến thời điểm xử lý tài sản thế chấp. Kể từ thời điểm nộp tiền vào tài khoản,

103

bên có nghĩa vụ trả nợ không được quyền yêu cầu ngân hàng giải tỏa và thực hiện giao dịch đối với số tiền này.

- Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra sau thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên nhận thế chấp được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khoản nợ đó cho mình tại thời điểm nghĩa vụ trả nợ đến hạn.

iv) Quy định về biện pháp xử lý khi bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện thanh toán

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 16 thì trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện theo các nội dung nêu trên, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền thực hiện các biện pháp sau đây: (i) Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo thủ tục quy định tại Điều 63 Nghị định số 163 trong trường hợp khoản nợ là vật; (ii) Yêu cầu bên có nghĩa phải trả số tiền gốc, lãi và lãi quá hạn (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; (iii) Yêu cầu bên thế chấp thực hiện tiếp nghĩa vụ bảo đảm trong trường hợp giá trị nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ thực hiện không đủ để thanh toán giá trị nghĩa vụ của bên thế chấp; (iv) Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)