Xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 82 - 90)

8. Kết cấu của luận án

2.3.4.Xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ

2.3. Cấu trúc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ

2.3.4.Xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ

được bảo đảm thì bên nhận thế chấp được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khoản nợ đó cho mình tại thời điểm quyền đòi nợ đến hạn. Bên nhận thế chấp không được yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán khi quyền đòi nợ chưa đến hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ luôn có liên quan đến bên thứ ba - bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên thế chấp, theo đó bên nhận thế chấp sẽ thay thế vị trí của bên thế chấp để tiếp nhận quyền và lợi ích từ bên có nghĩa vụ trả nợ. Xuất phát từ căn cứ phát sinh nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ trả nợ chỉ thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thanh toán hay bồi thường cho bên nhận thế chấp (chủ thể mang quyền mới) khi có chứng cứ pháp lý về việc bên nhận thế chấp có quyền đối với quyền đòi nợ thế chấp. Trong trường hợp này, các chứng cứ xác định bên có nghĩa vụ trả nợ đã nhận được thông báo bằng văn bản của bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp về thế chấp quyền đòi nợ có giá trị pháp lý khẳng định quyền của bên nhận thế chấp đối với quyền đòi nợ.

2.3.4. Xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ đòi nợ

Xác định thứ tự ưu tiên là trụ cột thứ tư (X thứ tư) và cuối cùng trong cấu trúc mô hình 4X của giao dịch bảo đảm hiện đại theo khuyến nghị của UNCITRAL. Các nội dung về xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện thế chấp quyền đòi nợ xoay quanh các vấn đề: thứ tự ưu tiên giữa các bên nhận thế chấp quyền đòi nợ; thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có đặc quyền; thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp và bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ.

Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia theo hệ thống pháp luật Common Law quy định về thứ tự ưu tiên (priority order) của các lợi

75

ích bảo đảm khá phức tạp, theo đó, thứ tự ưu tiên của một lợi ích bảo đảm được hiểu là thứ tự ưu tiên thực hiện quyền đó đối với tài sản bảo đảm so với các quyền, lợi ích khác liên quan đến tài sản đó trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm cam kết về thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng bảo đảm [90]. Việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán được đặt ra khi đồng thời có nhiều chủ thể cùng có quyền lợi trên tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Quyền đòi nợ của bên thế chấp là đối tượng để thanh toán cho nhiều chủ nợ khác của bên thế chấp. Thứ tự ưu tiên không chỉ là việc xác định chủ nợ nào được thanh toán trước khi xử lý tài sản thế chấp, mà vấn đề quan trọng hơn là pháp luật ưu tiên bảo vệ chủ thể nào nếu có xung đột về quyền, lợi ích giữa bên nhận thế chấp với các chủ thể khác trên cùng tài sản thế chấp, bao gồm cả các chủ nợ khác của bên thế chấp, bên mua hay bên nhận chuyển nhượng tài sản thế chấp, bên có đặc quyền đối với tài sản thế chấp [81, tr.19].

2.3.4.1. Thứ tự ưu tiên giữa các bên cùng nhận thế chấp quyền đòi nợ

Có quan điểm cho rằng thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận thế chấp một quyền đòi nợ cần được xác định trên cơ sở thứ tự thông báo cho bên có nghĩa vụ trả nợ chứ không phải trên cơ sở thứ tự đăng ký hay xác lập giao dịch bảo đảm như hiện nay [40, tr.60]. Quan điểm này chưa thật sự chính xác do việc thông báo cho bên có nghĩa vụ trả nợ chỉ thể hiện mối quan hệ giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có nghĩa vụ trả nợ, không liên quan đến việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán. Hơn nữa, phương thức thông báo cho bên có nghĩa vụ trả nợ không thực sự khả thi, không tiện lợi nếu số lượng bên có nghĩa vụ trả nợ rất lớn [106. tr.50]. Trong pháp luật về giao dịch bảo đảm của các quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil Law, thứ tự ưu tiên giữa các quyền ưu tiên liên quan đến cùng một tài sản thế chấp được xác định theo một tiêu chí duy nhất là thứ tự đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Quy định này được áp dụng chung đối với cả các quyền ưu tiên liên quan đến động sản và bất động sản. Điều 2074 BLDS của Pháp quy định: "Quyền ưu đãi này chỉ có hiệu

76

hợp lệ, ghi rõ số tiền cũng như chủng loại và bản chất của tài sản đưa cầm cố hoặc một bản kê chất lượng, số lượng và kích thước của tài sản đó". Điều 2134

BLDS của Pháp cũng quy định: "Giữa những người có quyền, quyền thế chấp

dù là thế chấp theo luật định, thế chấp theo quyết định của Tòa án hay thế chấp theo thoả thuận, chỉ được xếp thứ hạng kể từ ngày người có quyền đăng ký tại cơ quan đăng ký quản thủ theo đúng thể thức do pháp luật quy định" [90].

Nguyên tắc xác định quyền ưu tiên thanh toán dựa trên nguyên lý cơ bản là quyền ưu tiên chỉ có thể được xác định nếu như biện pháp bảo đảm đó có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba [32, tr.133]. UNCITRAL đã khuyến nghị nguyên tắc chung để xác định quyền ưu tiên giữa các biện pháp bảo đảm được xác lập trên cùng một tài sản là dựa trên thời điểm biện pháp đó có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba [106, tr.191]. Trong pháp luật ở hầu hết các nước trên thế giới đều xác định thứ tự ưu tiên đối với lợi ích bảo đảm theo các quy tắc ưu tiên rõ ràng, toàn diện và một cơ chế công bố thông tin hiệu quả. Các quy tắc ưu tiên và cơ chế công bố thông tin này sẽ đảm bảo công bố lợi ích bảo đảm ra công chúng cũng như thiết lập được thứ tự ưu tiên đối với tài sản bảo đảm [32, tr.134]. Thứ tự ưu tiên giữa các bên nhận thế chấp cùng một quyền đòi nợ được xác định theo thứ tự đăng ký giao dịch thế chấp và nếu như các giao dịch này không được đăng ký thì theo thứ tự xác lập chúng. Vì vậy, cơ chế đăng ký, công khai biện pháp thế chấp quyền đòi nợ để xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba là cơ sở quan trọng để xác định thứ tự ưu tiên.

2.3.4.2. Thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có đặc quyền

Trong một số quốc gia, để thực hiện những chính sách xã hội nhất định, một số quyền yêu cầu được coi là những đặc quyền (preferential claims) và có thứ tự ưu tiên cao hơn so với các quyền yêu cầu khác, thậm chí là cao hơn cả các quyền yêu cầu đã được bảo đảm khác [54, tr.31]. Đặc quyền phổ biến nhất thường thấy là các quyền yêu cầu trả lương của người lao động, hay các quyền yêu cầu đối với khoản thuế với nhà nước chưa được chi trả, quyền yêu cầu của

77

người được thi hành án, quyền yêu cầu của của các chủ nợ khác khi bên thế chấp lâm vào tình trạng phá sản. Các đặc quyền này được một số quốc gia xếp vào loại vật quyền bảo đảm pháp định và thông thường được phân loại gồm có đặc quyền chung, đặc quyền trên bất động sản và đặc quyền trên động sản [82, tr.36]. Trong hệ thống pháp luật các quốc gia này, đặc quyền tuy là một vật quyền bảo đảm nhưng không phải tiến hành đăng ký để công khai quyền, chính vì thế, mặc dù đặc quyền là một vật quyền bảo đảm nhưng bên nắm giữ đặc quyền không có quyền truy đòi tài sản [58, tr.24]. Do vậy, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ không được ưu tiên thanh toán trước bên có đặc quyền gồm: người lao động có yêu cầu trả lương, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước yêu cầu trả khoản thuế, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, người được thi hành án có quyền yêu cầu theo bản án/quyết định của tòa án.

Việc thừa nhận đặc quyền đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách xã hội của từng quốc gia, tuy nhiên cũng cần xem xét sự ảnh hưởng của việc thừa nhận đặc quyền không phải đăng ký đến quyền lợi chính đáng của bên nhận thế chấp vì bên nhận thế chấp không thể biết được đặc quyền có tồn tại không, quyền của mình sẽ bị tác động như thế nào [54, tr.31]. Theo UNCITRAL, ngay cả khi các đặc quyền được đăng ký, nó cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của bên nhận thế chấp khi nó có thứ tự ưu tiên cao hơn các biện pháp bảo đảm đã đăng ký [106, tr.208-209]. Mặc dù thừa nhận sự cần thiết của một số đặc quyền, xu hướng chung là nhiều quốc gia trên thế giới cắt giảm số lượng các đặc quyền và cân nhắc rất kỹ lưỡng khi quy định thứ tự ưu tiên cho các đặc quyền. UNCITRAL khuyến nghị pháp luật về biện pháp bảo đảm của các nước cần xây dựng một hệ thống quy tắc rõ ràng, chi tiết, toàn diện về thứ tự ưu tiên nhằm đảm bảo có thể dự đoán trước của các bên khi thực hiện biện pháp bảo đảm, nhờ đó khuyến khích thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm [81, tr.20]. Để thiết lập thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp và bên có đặc quyền một cách minh bạch và tiện lợi cần quy định rõ ràng, thống nhất thứ tự ưu tiên giữa các đặc quyền và quyền lợi của bên nhận thế chấp ngay tại BLDS.

78

Việc này nhằm mục đích không làm ảnh hưởng tiêu cực của các đặc quyền đến sự ổn định, lành mạnh của quyền và lợi ích của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ.

2.3.4.3. Thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ với bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ

Để thúc đẩy hoạt động dân sự, thương mại và sự lưu thông của tài sản trong giao dịch dân sự, pháp luật không nên quy định theo hướng bên thế chấp có quyền hay không có quyền bán, định đoạt tài sản thế chấp, mà nên quy định theo hướng xác định thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp và bên mua, bên nhận chuyển nhượng một cách công bằng, hợp lý và rõ ràng. Nói cách khác, pháp luật cần quy định rõ quyền của bên nhận thế chấp có được tiếp tục duy trì trên tài sản bảo đảm hay không sau khi bên thế chấp đã bán, định đoạt tài sản thế chấp, hay bên mua, bên nhận chuyển nhượng có quyền sở hữu trọn vẹn đối với tài sản thế chấp, không chịu ràng buộc bởi quyền của bên nhận thế chấp? Để giải quyết vấn đề này, lý thuyết vật quyền được các học giả ở Việt Nam hiện nay cho là lý thuyết tối ưu để vừa bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm, vừa bảo đảm cho tài sản được lưu thông [81, tr.19]. Theo lý thuyết vật quyền bảo đảm, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền ưu tiên và quyền này cho phép bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được thực hiện quyền của mình đối với quyền đòi nợ, được thanh toán trước bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ, nếu biện pháp thế chấp quyền đòi nợ xác lập trước và có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba trước khi xác lập giao dịch chuyển giao quyền đòi nợ.

Tuy nhiên, việc áp dụng triệt để lý thuyết vật quyền bảo đảm vào biện pháp thế chấp quyền đòi nợ sẽ có nguy cơ dẫn đến cản trở hoạt động lưu thông tài sản thế chấp là quyền đòi nợ, làm giảm giá trị của quyền đòi nợ, không khai thác tối đa giá trị của quyền đòi nợ và không phù hợp với thực tiễn kinh doanh phong phú, sôi động. Do vậy, giải pháp được khuyến nghị bởi UNCITRAL là một mặt thừa nhận quyền của bên nhận thế chấp trên tài sản thế chấp theo lý thuyết vật quyền, mặt khác quy định cụ thể những ngoại lệ [106, tr.107]. Theo đó, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ sẽ không còn quyền ưu tiên thanh toán khi

79

có ngoại lệ là: bên nhận thế chấp đã đồng ý trao quyền cho bên thế chấp được bán, trao đổi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ và đồng thời cho phép chấm dứt vật quyền bảo đảm trên quyền đòi nợ đó [54, tr.30].

Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, UNCITRAL cũng khuyến nghị mở rộng phạm vi quyền của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, theo đó bên nhận thế chấp quyền đòi nợ không chỉ có quyền ưu tiên đối với quyền đòi nợ ban đầu, mà còn có cả quyền ưu tiên đối với cả tài sản phái sinh từ quyền đòi nợ [106, tr.84]. Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền ưu tiên đối với bất kỳ tài sản nào thu được liên quan đến quyền đòi nợ, như: tài sản, khoản tiền thu được từ việc chuyển giao quyền đòi nợ hay định đoạt quyền đòi nợ theo phương thức khác; tài sản thu được từ chính tài sản phái sinh, hoa lợi, lợi tức của quyền đòi nợ, cổ tức, tài sản được chia, số tiền bảo hiểm và các quyền yêu cầu phát sinh từ các giao dịch có liên quan đến quyền đòi nợ [106, tr.460].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tại chương 2 của luận án đã phân tích những vấn đề lý luận về quyền đòi nợ, thế chấp quyền đòi nợ và chỉ rằng quyền đòi nợ được hình thành từ ba yếu tố: bên có quyền (trái chủ), bên có nghĩa vụ (thụ trái) và đối tượng là khoản tiền hoặc vật phải trả. Theo nghĩa rộng, quyền đòi nợ được hiểu là quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả một khoản tiền hoặc vật, bao gồm khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán và quyền yêu cầu khác phát sinh từ hợp đồng hoặc sự kiện pháp lý hoặc do pháp luật quy định. Theo nghĩa hẹp, quyền đòi nợ là quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả khoản tiền, bao gồm khoản phải thu và quyền yêu cầu thanh toán khác phát sinh từ hợp đồng hoặc sự kiện pháp lý hoặc do pháp luật quy định. Quyền đòi nợ có tính chất khá đặc biệt vì nó phản ánh việc một nghĩa vụ vừa là một mối quan hệ về mặt pháp luật, đồng thời lại là một loại tài sản. Bất kỳ quyền đòi nợ nào có giá trị kinh tế, mang lại lợi ích cho con người đều được coi là quyền tài sản. Quyền đòi nợ có đặc điểm là một tài sản vô hình, mang lại

80

những lợi ích nhất định cho con người, có giá trị và trị giá được bằng tiền, được chuyển giao cho chủ thể khác trong giao dịch dân sự.

Thế chấp quyền đòi nợ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên thế chấp sử dụnng quyền đòi nợ thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp đối với bên nhận thế chấp. Thế chấp quyền đòi nợ là một biện pháp có tính chất vật quyền nhằm bảo đảm cho quan hệ trái quyền. Tính chất vật quyền của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ được thể hiện thông qua việc bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền yêu cầu trực tiếp bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền, quyền kiểm soát quyền đòi nợ, quyền ưu tiên thanh toán và các quyền này có giá trị đối kháng với bên thứ ba. Biện pháp thế chấp quyền đòi nợ có đặc điểm là có đối tượng là quyền đòi nợ, phụ thuộc vào hợp đồng làm phát sinh quyền đòi nợ và có tính chất quyền trên quyền. Đặc điểm rất quan trọng về mặt kinh tế thể hiện tính hấp dẫn của quyền đòi nợ trong các giao dịch dân sự là tính thanh khoản cao (dễ dàng chuyển hóa thành tiền với chi phí giao dịch thấp) và có tính chất quay vòng, luân chuyển (revolving) theo chu kỳ kinh doanh.

Cấu trúc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ được xây dựng dựa trên

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 82 - 90)