Thực tiễn áp dụng và bất cập, vướng mắc về xác lập biện pháp thế chấp

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 114 - 126)

8. Kết cấu của luận án

3.3. Thực tiễn áp dụng và bất cập, vƣớng mắc của pháp luật về thế chấp

3.3.1. Thực tiễn áp dụng và bất cập, vướng mắc về xác lập biện pháp thế chấp

thế chấp quyền đòi nợ có hiệu lực giữa các bên

3.3.1.1. Bất cập, vướng mắc về chủ thể xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ

i) Việc xác định quyền và nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trả nợ trong quan hệ thế chấp quyền đòi nợ còn lúng túng

Trên thực tế, việc xác định quyền và nghĩa vụ của bên có nghĩa trả nợ trong quan hệ thế chấp quyền đòi nợ có nhiều bất cập, vướng mắc trên thực tế và lúng túng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Cụ thể, tại Bản án số 07/2019/KDTM-ST ngày 05/09/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế về “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Đ, bị đơn là Công ty TNHH TH, Tòa án đã nhận định:

107

“Đối với Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ số 02/2015/1944275/HĐBĐ ngày

09/9/2015, hợp đồng này chỉ được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đ và Công ty TNHH TH nên không phát sinh nghĩa vụ đối với Ban Đầu tư và Xây dựng huyện Phú Vang” [83]. Trong vụ án này, Công ty TNHH TH là bên thế chấp quyền đòi

nợ, Ngân hàng TMCP Đ là bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và Ban Đầu tư và Xây dựng huyện Phú Vang là bên có nghĩa vụ trả tiền cho bên thế chấp. Do Ban Đầu tư và Xây dựng huyện Phú Vang (bên có nghĩa vụ trả tiền cho bên thế chấp) không tham gia ký kết hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ, nên Tòa án xác định Ban Đầu tư và Xây dựng huyện Phú Vang không phát sinh nghĩa vụ theo hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ. Việc tòa án nhận định Ban Đầu tư và Xây dựng huyện Phú Vang không chịu ràng buộc bởi các cam kết, thỏa thuận giữa Công ty TNHH TH (bên thế chấp quyền đòi nợ) và Ngân hàng TMCP Đ (bên nhận thế chấp quyền đòi nợ) tại hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi theo các quy định của BLDS năm 2015 thì việc chuyển giao quyền yêu cầu thông qua giao dịch thế chấp quyền đòi nợ không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ (bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản tiền trực tiếp vào tài khoản của bên thế chấp mở tại ngân hàng theo chỉ định bên nhận thế chấp nhằm kiểm soát, giám sát quyền đòi nợ, bảo đảm kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán giữa bên có nghĩa vụ trả nợ và bên thế chấp) thì tòa án phải hiểu đúng về quyền, nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong giao dịch thế chấp quyền đòi nợ. Có như vậy, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ mới không phải lo sợ nguy cơ bị Tòa án nhận định và tuyên bố bác quyền yêu cầu của bên nhận thế chấp đối với bên có nghĩa vụ trả nợ do không có cách hiểu thống nhất và chính xác.

ii) Pháp luật chưa có quy định rõ ràng xác định người nước ngoài thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ

108

Trên thực tế, ngày càng có nhiều người nước ngoài sinh sống, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, dẫn đến phát sinh hoặc có nhu cầu lớn về xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền tài sản, quyền đòi nợ của họ tại Việt Nam, trong đó có nhu cầu sử dụng quyền đòi nợ thuộc quyền của mình để thế chấp hoặc có nhu cầu nhận thế chấp quyền đòi nợ từ cá nhân, tổ chức khác [7]. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành chưa quy định có cơ chế pháp lý để làm rõ việc tham gia của các người nước ngoài vào các quan hệ bảo đảm nghĩa vụ nói chung, quan hệ thế chấp quyền đòi nợ nói riêng. Việc này dẫn đến nhiều người nước ngoài có nhu cầu sử dụng quyền đòi nợ thuộc quyền của mình để thế chấp hoặc có nhu cầu nhận thế chấp quyền đòi nợ từ cá nhân, tổ chức khác nhưng lúng túng trong việc thực hiện do chưa có cơ sở rõ ràng để thực hiện.

3.3.1.2. Bất cập, vướng mắc về đối tượng của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ

i) Pháp luật hiện hành chưa quy định nội hàm khái niệm quyền đòi nợ và sử dụng không thống nhất cụm từ quyền đòi nợ

Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về nội hàm của quyền đòi nợ. Việc không có quy định rõ nội hàm của quyền đòi nợ dẫn đến các chủ thể trong xã hội gặp không ít khó khăn, vướng mắc, lúng túng khi xác định quyền đòi nợ làm tài sản thế chấp và thực hiện các giao dịch có đối tượng là quyền đòi nợ. Trên thực tế, tại hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ được ký giữa Ngân hàng TMCP Ng. – Chi nhánh T. (bên nhận thế chấp) và Công ty cổ phần D. (bên thế chấp) đã thỏa thuận về tài sản bảo đảm là “tất cả các quyền tài

sản, quyền đòi nợ, quyền truy đòi, quyền nhận khoản phải thu, quyền được thanh toán, quyền hưởng/nhận/sở hữu tiền/tài sản/khoản phải thu/khoản bồi hoàn/khoản được nhận và bất kỳ quyền tài sản, lợi ích nào của Bên Thế Chấp” [64, tr.1]. Bên cạnh đó, tại Bản án số 45/2019/KDTM-PT ngày 16/01/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về “tranh chấp hợp đồng mua bán

109

hàng hóa” giữa nguyên đơn là Công ty TNHH SP, bị đơn là Tập đoàn CS và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng TM, Tòa án xác định Công ty TNHH SP thế chấp cho Ngân hàng TM tài sản là: “Quyền đòi nợ phát sinh từ

Hợp đồng mua bán mủ cao su số 273/HĐ-CSVN-KC ngày 17/07/2013 giá trị 4.431.000.000 đồng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Công ty TNHH SP theo Hợp đồng mua bán mủ cao su số 273/HĐ-CSVN-KC ngày 17/07/2013 được ký kết giữa Công ty TNHH SP và Tập Đoàn CS; Biên bản bàn giao hàng hoá ngày 18/07/2013 và Xác nhận chuyển nguồn thu của Tập Đoàn CS ngày 19/07/2013” [84]. Tiếp đến, Bản án số 54/2019/KDTM-PT ngày 04/06/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về “tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp” giữa nguyên đơn là Công ty TNHH CP XD, bị đơn là Ngân hàng TMCP Q, Tòa án xác định Công ty TNHH CP XD thế chấp cho Ngân hàng TMCP Q tài sản là: “Khoản phải thu từ Hợp đồng kinh tế số 13/2010/HĐKT ngày 24/5/2010 về việc:

“Cung ứng vật tư thiết bị và thi công các hạng mục công trình nhà D5-D6’’ và Hợp đồng kinh tế số 19/2010/HĐKT ngày 22/7/2010 về việc thi công xây dựng các hạng mục phần ngầm và hạ bể phốt nhà D3-D4” [85]. Rồi đến, Bản án số

24/2018/KDTM-PT ngày 09/02/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về “tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng C, bị đơn là Công ty B, Tòa án xác định Công ty B thế chấp cho Ngân hàng C tài sản gồm:

“(i) Các khoản phải thu và quyền đòi nợ của Công ty TNHH MTV W phát sinh từ việc khai thác Dự án sau khi hoàn tất việc nhận chuyển nhượng dự án theo hợp đồng chuyển nhượng; (ii) Tiền phát sinh và Quyền nhận các khoản tiền từ bên chuyển nhượng dự án của Công ty TNHH MTV W trong trường hợp thanh lý, chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng chuyển nhượng bị vô hiệu, chấm dứt thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (iii) Toàn bộ khoản tiền mà bên thế chấp khoản phải thu từ bên mua hàng là các công ty, đại lý, cửa hàng mua hàng của công ty B1 theo công văn số 200612 ngày 20/06/2012 về việc cung cấp “Danh mục các khách hàng phát sinh công nợ phải thu” dùng làm tài sản đảm bảo tại Ngân hàng C. Trị giá: 33 tỷ đồng.”

110 [86].

Từ thực tế giao dịch tại ngân hàng thương mại và các bản án nêu trên, có thể thấy sự lúng túng từ phía các bên cũng như các Tòa án khi xác định quyền đòi nợ làm tài sản thế chấp. Trong các hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ và các bản án của Tòa án, đôi khi các bên cũng như các Tòa án sử dụng thuật ngữ “quyền đòi nợ”, đôi khi lại là “khoản phải thu”, “quyền nhận các khoản tiền”, “khoản tiền mà bên thế chấp phải thu”. Sự lúng túng này xuất phát từ việc, không có quy định rõ ràng xác định nội hàm của quyền đòi nợ dẫn đến các chủ thể trong xã hội không có cơ sở để sử dụng chính xác, nhận diện “quyền đòi nợ” khi thực hiện các giao dịch. Việc không có quy định rõ ràng về nội hàm của quyền đòi nợ còn dẫn đến tình trạng chủ thể trong xã hội cũng không nhận thức, hiểu rõ về quyền đòi nợ, không thấy được tính chất thương mại, giá trị kinh tế của quyền đòi nợ. Từ đó, cũng không thấy được tính hấp dẫn của quyền đòi nợ khi thực hiện các giao dịch có đối tượng là quyền đòi nợ.

Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa thống nhất trong cách sử dụng thuật ngữ “quyền đòi nợ”. Trong khi BLDS năm 2015 và Nghị định số 21 sử dụng thuật ngữ “quyền đòi nợ” thì nhiều văn bản khác như Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013, Thông tư số 09/2015/TT- NHNN ngày ngày 17/07/2015 của Ngân hàng Nhà nước, Nghị định số 53/2013/NĐ- CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ đều không sử dụng thuật ngữ “quyền đòi nợ” mà lại sử dụng thuật ngữ “quyền chủ nợ”. Thực chất, chỉ quyền đòi nợ mới được coi là quyền tài sản do trị giá được bằng tiền, được lưu thông trong giao dịch dân sự và có thể mang lại lợi ích cho bên có quyền. Còn quyền chủ nợ là một tập hợp các quyền của chủ nợ hình thành ngay từ khi các bên tham gia giao dịch, không được coi là tài sản, không trị giá được bằng tiền và không được lưu thông, trao đổi, mua, bán trong các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại [22, tr.59]. Bởi thế, cả BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 đều không xác định quyền chủ nợ là tài sản, được lưu thông trong giao dịch dân sự mà chỉ xác định quyền đòi nợ là tài sản và được phép

111 thực hiện các giao dịch dân sự.

ii) Pháp luật chưa quy định về phạm vi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ

Tài sản thế chấp là quyền đòi nợ được hiểu rất rộng, không chỉ là một hoặc một số quyền đòi nợ cụ thể, mà còn bao gồm cả các tài sản phái sinh thu được từ quyền đòi nợ. Để bảo vệ quyền lợi của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, các bên thường thỏa thuận mở rộng phạm vi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ, theo đó phạm vi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ không chỉ có quyền đòi nợ ban đầu, mà còn có cả tài sản phái sinh từ quyền đòi nợ. Ví dụ, hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ được ký giữa Ngân hàng TMCP Ng. – Chi nhánh H. (bên nhận thế chấp) và Công ty cổ phần T. (bên thế chấp) đã thỏa thuận về tài sản bảo đảm còn bao gồm “tiền, tài sản, quyền tài sản thu được, kể cả quyền nhận tiền thu được

từ việc bán, chuyển nhượng hoặc định đoạt theo cách khác đối với các Tài Sản Bảo Đảm” [66, tr.1]. Tiếp đến, hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ được ký giữa

Ngân hàng TMCP Đ. – Chi nhánh H. ký (bên nhận thế chấp) ký với Công ty TNHH TM. thỏa thuận về tài sản bảo đảm là “tất cả các quyền tài sản, quyền

đòi nợ, quyền truy đòi, quyền nhận khoản phải thu, quyền được thanh toán, quyền hưởng/nhận/sở hữu tiền/tài sản/khoản phải thu/khoản bồi hoàn/khoản được nhận và bất kỳ quyền tài sản, lợi ích nào của Bên Thế Chấp mà Bên Thế Chấp nhận được hoặc sẽ nhận được để bổ sung, thay thế cho, thuộc về hoặc liên quan đến bất kỳ quyền và tài sản nào được đề cập trong hợp đồng” [65, tr.1].

Bên cạnh đó, tại Bản án số 01/2020/KDTM-PT ngày 26/03/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước về “tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng A và bị đơn là Công ty I ghi nhận các bên đã thỏa thuận xác định tài sản thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ là “Quyền yêu cầu bên mua thanh toán

tiền, số thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được do Công ty I bán tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp và đảm bảo cho các nghĩa vụ thanh toán cho các khoản vay của Công ty I tại Ngân hàng A” [87]. Đồng thời, tại

Bản án này, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước nhận định việc thế chấp và nhận thế chấp theo Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ số SME/BDG/17/0027/HĐTC-

112

01 ngày 28/08/2017, đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản tại Đà Nẵng ngày 29/08/2017 là đúng quy định của pháp luật.

Trong các hợp đồng và bản án của Tòa án nêu trên, Ngân hàng A và Công ty I đã thỏa thuận mở rộng phạm vi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ, theo đó phạm vi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ không chỉ có quyền đòi nợ ban đầu, mà còn có cả tài sản phái sinh từ quyền đòi nợ là “số thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được do Công ty I bán tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp và đảm bảo cho các nghĩa vụ thanh toán cho các khoản vay của Công ty I tại Ngân hàng A” [87]. Điều đó cho thấy, trên thực tế các bên đã thỏa thuận sử dụng tài sản phái sinh từ quyền đòi nợ cũng thuộc tài sản thế chấp và Tòa án đã chấp nhận thỏa thuận này và xác định phạm vi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ rất rộng, bao gồm cả tài sản phái sinh. Tuy nhiên, BLDS năm 2015và Nghị định số 21 chỉ tiếp cận phạm vi tài sản thế chấp ở phạm vi hẹp, chưa bao quát được các loại tài sản phái sinh khác của tài sản thế chấp, dẫn đến chưa phù hợp với thực tiễn và và quan điểm tiếp cận của Tòa án nêu trên.

iii) Pháp luật chưa khuyến khích và thúc đẩy việc sử dụng đa dạng quyền đòi nợ khi yêu cầu bên thế chấp phải có quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ

Quy định tài sản thế chấp là quyền đòi nợ phải thuộc sở hữu của bên thế chấp quyền đòi nợ mâu thuẫn với quy định “tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai” tại khoản 3 Điều 295 BLDS năm 2015. Theo quy định tại khoản 2 Điều 108 BLDS năm 2015 thì quyền đòi nợ hình thành trong tương lai có thể là quyền đòi nợ chưa hình thành hoặc quyền đòi nợ đã hình thành nhưng chỉ thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp sau thời điểm xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ. Trên thực tế, tại Bản án số 01/2020/KDTM-PT ngày 26/03/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước về “tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng A và bị đơn là Công ty I, Tòa án xác định tài sản thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ là “toàn bộ

113

cả các hợp đồng, văn bản, tài liệu liên quan đến việc bán hàng hóa, cung cấp, dịch vụ và các giao dịch khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư và các hoạt động khác của Công ty I (gọi chung là “Hợp đồng đầu ra”) đã/đang/sẽ

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 114 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)