Quy định của pháp luật về xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 111 - 114)

8. Kết cấu của luận án

3.2. Thực trạng quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ

3.2.4. Quy định của pháp luật về xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp

biện pháp thế chấp quyền đòi nợ

3.2.4.1. Quy định về thứ tự giữa các bên nhận thế chấp quyền đòi nợ

Các quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên giữa các bên cùng nhận thế chấp quyền đòi nợ mà vấn đề này được giải quyết bằng quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm tại Điều 308 BLDS năm 2015. Trước đây vấn đề thứ tự ưu tiên thanh toán

104

giữa các bên cùng nhận bảo đảm đã được quy định trong Điều 325 BLDS năm 2005. Tuy nhiên, Điều 308 BLDS năm 2015 đã có sự kế thừa, sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp với thực tiễn và thống nhất với các quy định khác có liên quan. BLDS năm 2005 quy định về “thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm” còn BLDS năm 2015 quy định về “thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm”. Quy định mới này làm cho điều luật rõ nghĩa hơn, sự ưu tiên thanh toán này chỉ diễn ra đối với cùng một tài sản và giữa những người cùng nhận tài sản này để bảo đảm [5].

Tại khoản 1 Điều 308 BLDS năm 2015 quy định khá chi tiết việc xác định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm: “a) Trường hợp

các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng; b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước; c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm”. Quy định này đưa ra nguyên tắc xác

định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm dựa trên hai tiêu chí là thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba và thứ tự xác biện pháp bảo đảm, trong đó tiêu chí hiệu lực đối kháng với người thứ ba được ưu tiên xem xét [55, tr.106]. Các quy định này kế thừa Điều 325 BLDS năm 2005 nhưng trước đây BLDS năm 2005 chỉ giới hạn ở biện pháp bảo đảm có đăng ký hay không, còn BLDS năm 2015 mở rộng ra đối với biện pháp bảo đảm có đối kháng hay không (rộng hơn vấn đề đăng ký). Theo đó, BLDS năm 2015 không chỉ dựa vào yếu tố đăng ký biện pháp bảo đảm để xác lập thứ tự ưu tiên mà còn dựa vào thứ tự nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm (kiểm soát, chi phối và quản lý tài sản bảo đảm). Như vậy, có thể nhận thấy, nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được ghi nhận trong BLDS

105

năm 2015 là phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế [5].

Bên cạnh nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được ghi nhận tại khoản 1 Điều 308 BLDS năm 2015, tại khoản 2 Điều 308 BLDS năm 2015 quy định trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này trên cơ sở kế thừa các quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 163. Theo đó, thứ tự ưu tiên thanh toán theo nguyên tắc nêu trên có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

3.2.4.2. Quy định về thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có đặc quyền

Hiện nay các quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có đặc quyền. Kể cả các quy định chung về biện pháp bảo đảm cũng không quy định về xác định thứ tư ưu tiên giữa bên nhận bảo đảm và bên có đặc quyền. Trên thực tế, hiện nay không có quy định làm cơ sở xác định thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có đặc quyền như: người lao động có yêu cầu trả lương, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước yêu cầu trả khoản thuế, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, người được thi hành án có quyền yêu cầu theo bản án/quyết định của tòa án.

3.2.4.3. Quy định về thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp và bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ

Tại Điều 7 Nghị định số 21 khẳng định rõ: Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật, và không thuộc các trường hợp

106

ngoại lệ ở khoản 2 Điều 7 Nghị định số 21.Trước đây, theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 163 thì việc xác định thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)