8. Kết cấu của luận án
4.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ
4.2.4. Sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
Từ phân tích thực trạng, thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, Tòa án đã thừa nhận bên có nghĩa vụ được viện dẫn từ chối thanh toán mà họ có đối với bên thế chấp quyền đòi nợ để không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán với bên nhận thế chấp quyền đòi nợ. Theo đó, các quyền và lợi ích của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do quyền đòi nợ sử dụng làm tài sản thế chấp bị ảnh hưởng, phải vướng vào tranh chấp phát sinh giữa bên thế chấp và bên có nghĩa vụ. Ngoài ra, trên thực tế bên thế chấp quyền đòi nợ có thể xác lập các giao dịch gây ảnh hưởng đến căn cứ phát sinh quyền đòi nợ như thực hiện bù trừ nghĩa vụ với bên có nghĩa vụ trả nợ, dẫn đến quyền đòi nợ không
140 còn tồn tại.
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành không quy định việc từ chối thanh toán của bên có nghĩa vụ và việc giải quyết quyền lợi của các bên khi bên có nghĩa vụ từ chối thanh toán. Các quy định tại Nghị định số 21 vừa được Chính phủ ban hành cũng không đề cập và không có quy định hướng dẫn, giải quyết vấn đề nêu trên. Do vậy, để khắc phục bất cập, vướng mắc này, trong thời gian tới nên có quy định hướng dẫn việc từ chối thanh toán của bên có nghĩa vụ và việc giải quyết quyền lợi của các bên khi bên có nghĩa vụ từ chối thanh toán. Theo đó, nên quy định theo hướng: xác định rõ các trường hợp bên có nghĩa vụ được quyền từ chối thanh toán trong trường hợp hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ đã thế chấp bị thay đổi, chấm dứt hay hủy bỏ, bù trừ nghĩa vụ do lỗi của bên thế chấp xảy ra trước thời điểm xác lập biện pháp thế chấp. Trường hợp phát sinh thiệt hại cho bên nhận thế chấp quyền đòi nợ thì bên thế chấp phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó. Trường hợp quyền đòi nợ có tranh chấp thì bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền đòi nợ cùng với việc giải quyết yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ.