8. Kết cấu của luận án
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
1.3.3. Sử dụng phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Phương pháp phân tích kết hợp với bình luận: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu các nội dung liên quan đến việc thực hiện thế chấp quyền đòi nợ. Phương pháp này cũng được sử dụng để phân tích, bình luận về các quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp quyền đòi nợ.
- Phương pháp phân tích kết hợp với luật học so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tổng hợp các dữ liệu sẵn có về lý luận, thông lệ quốc tế về thế chấp quyền đòi nợ. Đồng thời tìm hiểu các nguồn của pháp luật liên quan để đưa ra các quan điểm giải thích phù hợp với quan điểm học thuyết pháp lý và thông lệ quốc tế liên quan đến thế chấp quyền đòi nợ. Trên cơ sở đó làm tiền đề để kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ tại Việt Nam.
- Phương pháp so sánh pháp luật: Phương pháp so sánh được áp dụng để tìm ra mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu nhất quán giữa các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về thế chấp quyền đòi nợ, đồng thời tìm những nét khác biệt và tương đồng giữa quy định của pháp luật của Việt Nam với các nước khác và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở đó tìm ra các đề xuất, kiến nghị phù hợp.
- Phương pháp trừu tượng hóa: Phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm những điểm chung giữa các quy định của pháp luật, các hình thức và khái quát nên các nguyên tắc và bản chất pháp lý căn bản của thế chấp quyền đòi nợ.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để đảm bảo tính logic, hệ thống trong quá trình nghiên cứu và khái quát hóa thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ để có cái nhìn khái quát và tổng luận các vấn đề về thế chấp quyền đòi nợ.
25
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu về thế chấp quyền đòi nợ của trên cơ sở thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật.
- Phương pháp khái quát hóa, mô hình hóa: Phương pháp này được sử dụng để xây dựng mô hình lý luận cho các quy định pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ ở Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu các vấn đề lý luận tại chương 2 của luận án và xây dựng mô hình pháp luật cho việc thế chấp quyền đòi nợ tại luận án.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo, hội nghị; tiếp thu các ý kiến của chuyên gia có liên quan đến đề tài nhằm giúp việc nghiên cứu đề tài kịp thời cập nhật và bám sát với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.