Đặc điểm của quyền đòi nợ

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 53)

8. Kết cấu của luận án

2.1. Khái niệm, phân loại, bản chất pháp lý và đặc điểm của quyền đòi nợ

2.1.4. Đặc điểm của quyền đòi nợ

Quyền đòi nợ có đặc điểm đầu tiên là một tài sản vô hình. Tài sản hữu hình (còn được hiểu là vật) là tài sản chiếm một phần của không gian và con người có thể biết được thông qua các giác quan tiếp xúc như cầm, nắm, sờ thấy chúng. Tài sản vô hình (còn được hiểu là quyền) chính là các thông tin, tri thức hiểu biết, các quyền. Do là một động sản vô hình nên chúng ta không thể kiểm soát nắm giữ hoặc chiếm giữ được quyền đòi nợ thông qua các giác quan tiếp xúc giống như tài sản hữu hình. Con người không thể chuyển giao vật lý cũng như không thể xác định được quyền đòi nợ dựa trên các giác quan cơ bản của con người (ngũ giác) mà nhận biết, quản lý quyền đòi nợ dưới dạng các giấy chứng nhận [93, tr.36]. Mặt khác, quyền đòi nợ là quyền tài sản tương đối, chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với chủ thể có nghĩa vụ. Hay nói cách khác, chủ thể có quyền đòi nợ chỉ có thể thỏa mãn quyền của mình thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể khác (chủ thể mang nghĩa vụ luôn được xác định cụ thể).

Quyền đòi nợ có đặc điểm rất quan trọng là mang lại những lợi ích nhất định cho con người, có giá trị và trị giá được bằng tiền. Hệ thống Luật Latinh cho rằng tài sản được hiểu là một vật có giá trị tiền tệ [104, tr.26]. Để quyền đòi nợ tồn tại trên thực tế và được coi là tài sản thì phải có các căn cứ xác định được giá trị của quyền đòi nợ, xác định được trị giá bao nhiêu tiền, nhìn nhận quyền

44

đòi nợ ở góc độ kinh tế. Đây là đặc điểm nổi bật của quyền đòi nợ, nó đòi hỏi phải xác định quyền đòi nợ tương đương với một đại lượng vật chất nhất định. Bản thân quyền đòi nợ luôn xác nhận một quyền yêu cầu trả tiền, quyền yêu cầu thanh toán một khoản tiền trong một thời hạn nhất định và khoản tiền đó đã được xác định rõ trên các văn bản, giấy tờ, giao dịch, hợp đồng được xác lập giữa các chủ thể. Chính vì thế, quyền đòi nợ luôn xác định cụ thể: bên có nghĩa vụ trả tiền, bên có quyền và số tiền bên có nghĩa vụ phải trả cho bên có quyền. Trong mối quan hệ giữa bên có quyền đòi nợ với bên có nghĩa vụ trả tiền, khi đến hạn thanh toán đã được thỏa thuận giữa các bên, bên có quyền đòi nợ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán khoản tiền nợ đã thỏa thuận.

Quyền đòi nợ còn có đặc điểm là được chuyển giao cho chủ thể khác trong giao dịch dân sự. Bên có quyền đòi nợ có thể chuyển giao quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán (quyền được nhận một số tiền) cho chủ thể khác trong giao dịch dân sự. Do quyền đòi nợ là một loại tài sản, nên chủ thể của quyền đòi nợ được quyền định đoạt quyền đòi nợ cho chủ thể khác theo cách thức và thông qua các giao dịch chuyển giao quyền đòi nợ được pháp luật quy định như mua, bán, cho, tặng, trao đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn.... Việc chuyển giao quyền đòi nợ cũng có sự khác biệt so với chuyển giao các tài sản khác. Nếu như đối với các loại tài sản hữu hình khi chuyển giao quyền sở hữu bên chuyển giao sẽ phải bàn giao tài sản hiện hữu cho bên nhận chuyển giao thì đối với quyền đòi nợ, bên chuyển giao chỉ có thể bàn giao cho bên nhận chuyển giao các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ đã được ký kết giữa các bên và làm phát sinh quyền đòi nợ.

Ngoài các đặc điểm đặc điểm pháp lý là trái quyền và tài sản vô hình nêu trên, quyền đòi nợ còn đặc điểm rất quan trọng về mặt kinh tế thể hiện tính hấp dẫn của quyền đòi nợ trong các giao dịch dân sự. Cụ thể:

Thứ nhất, Quyền đòi nợ có đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao (dễ

45

khác, hệ số rủi ro thấp. Tính thanh khoản là một khái niệm trong lĩnh vực tài chính được dùng để chỉ mức độ một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể [99, tr.67]. Có năm loại tài sản được chia và sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, quyền đòi nợ (khoản phải thu), ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho. Theo đó, tiền mặt được coi là có tính thanh khoản cao nhất, vì nó thường có thể được "bán" (để đổi lấy hàng hóa) với giá trị gần như không thay đổi. Quyền đòi nợ hay khoản phải thu được coi là có tính thanh khoản cao thứ ba (sau tiền mặt và đầu tư ngắn hạn) do khả năng quy đổi thành tiền mặt dễ dàng với chi phí giao dịch thấp [99, tr.97].

Thứ hai, Quyền đòi nợ có tính chất quay vòng, luân chuyển (revolving)

theo chu kỳ kinh doanh, có sự chuyển hóa và liên hệ chặt chẽ với các tài sản khác như hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh (inventory), tài khoản ngân hàng. Chính vì vậy, hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại đều có quyền đòi nợ với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức rất đáng kể và trở thành tài sản có giá trị kinh tế để thực hiện các giao dịch có lợi cho cá nhân và doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)