8. Kết cấu của luận án
3.2. Thực trạng quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ
3.2.2. Quy định của pháp luật về xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của
ba của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ
3.2.2.1. Quy định về phương thức kiểm soát, chi phối và quản lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
Các quy định của pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về phương thức kiểm soát, chi phối và quản lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ mà chỉ có quy định chung về phương thức nắm giữ và chiếm giữ tài sản bảo đảm. Trước đây, BLDS năm 2005 chưa quy định cụ thể về các phương thức làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm. Tại khoản 3 Điều 323 BLDS năm 2005 chỉ quy định “Trường hợp giao dịch bảo đảm được
đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký”. Để khắc phục khiếm khuyết này,
96
phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm. Theo đó, cụm từ “hiệu lực đối kháng với người thứ ba” lần đầu tiên được quy định trong BLDS năm 2015 thay thế cho quy định về “giá trị pháp lý đối với người thứ ba” tại khoản 3 Điều 323 BLDS năm 2005 và Điều 11 Nghị định số 163. Theo quy
định tại khoản 1 Điều 297 BLDS năm 2015 thì “Biện pháp bảo đảm phát sinh
hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm”. Quy định này được coi là một trong những điểm tiến bộ nổi bật của chế định biện pháp bảo đảm trong BLDS năm 2015 do đã phân biệt rõ ràng vấn đề hiệu lực của biện pháp bảo đảm giữa các bên và hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Đây là lần đầu tiên BLDS năm 2015 dành một điều luật riêng quy định một cách minh thị về hai phương thức làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, đó là: (i) đăng ký biện pháp bảo đảm, (ii) bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm và (iii) bên nhận bảo đảm chiếm giữ tài sản bảo đảm. Mặc dù đây là điểm tiến bộ của BLDS năm 2015, nhưng quy định này còn có điểm chưa rõ ràng, nhất là các khái niệm “nắm giữ” hoặc “chiếm giữ” tài sản.
Tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 21 đã quy định rõ hơn “nắm giữ tài sản bảo đảm” phù hợp với thông lệ quốc tế, bao gồm (1) nắm giữ trực tiếp, tức là bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm và (2) nắm giữ gián tiếp thông qua người thứ ba, tức là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này. Tuy nhiên, Nghị định số 21 chưa có các quy định hướng dẫn cụ thể các vấn đề liên quan đến phương thức kiểm soát, chi phối và quản lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ.
3.2.2.2. Quy định về đăng ký biện pháp thế chấp quyền đòi nợ
Đăng ký biện pháp bảo đảm là một trong các biện pháp nhằm công khai hóa giao dịch bảo đảm và giúp xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba. BLDS năm 2005 đề cập đến vấn đề đăng ký giao dịch bảo đảm còn BLDS năm
97
2015 thì quy định đăng ký biện pháp bảo đảm. Bản chất của hai thuật ngữ “giao dịch bảo đảm” và “biện pháp bảo đảm” có sự khác nhau nhất định. Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm. Do đó, việc sử dụng thuật ngữ đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ phù hợp hơn.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 319 BLDS năm 2015 thì “Thế chấp tài
sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”. Hơn
nữa, tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 163 quy định: “Trong trường hợp quyền
đòi nợ được chuyển giao theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền”. Do đó, mặc dù pháp luật không yêu cầu phải đăng ký biện pháp thế chấp quyền đòi nợ, nhưng cũng như các biện pháp bảo đảm mang tính chất đối vật khác, biện pháp thế chấp quyền đòi nợ có hiệu lực đối kháng với thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Trên thực tế, tại Bản án số 45/2019/KDTM-PT ngày 16/01/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa nguyên đơn là Công ty TNHH SP, bị đơn là Tập đoàn CS và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng TM, Tòa án đã nhận định: “hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký (19/7/2013). Do đó, thỏa thuận bù trừ công nợ giữa Công ty TNHH SP và Tập Đoàn CS tại Biên bản làm việc ngày 25/12/2013, trong đó Công ty SP trao đổi quyền đòi nợ của mình phát sinh từ Hợp đồng mua bán mủ cao su số 273/HĐ-CSVN-KC ngày 17/7/2013, với quyền đòi nợ của Tập Đoàn CS phát sinh từ một hợp đồng khác, sau thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm nói trên là vi phạm điều cấm của pháp luật tại Khoản 4 Điều 348 của Bộ luật Dân sự năm 2005, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận thế chấp là Ngân hàng TM. Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 122, Điều 127 và Điều 128 của Bộ luật Dân sự năm 2005, thỏa thuận bù trừ công nợ nói trên bị
98
coi là vô hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba là Ngân hàng TM.” [84]. Từ bản án này có thể thấy, việc đăng ký biện pháp thế chấp quyền đòi nợ đã giúp bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp, giúp bảo đảm an toàn cho hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ. Như vậy, quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm tại BLDS năm 2015 đã tiếp cận gần hơn với đăng ký “quyền” chứ không phải đăng ký giao dịch bảo đảm (hình thức ghi nhận và thể hiện thỏa thuận của các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ) như BLDS năm 2005. Cách tiếp cận của BLDS năm 2015 phù hợp với bản chất, mục đích, vai trò và địa vị pháp lý của thiết chế đăng ký trong nền kinh tế thị trường là đăng ký quyền, công bố quyền và công khai quyền [5].