Tổng quan pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 90 - 94)

8. Kết cấu của luận án

3.1. Tổng quan pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ

Các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quan tâm xây dựng từ khi Việt Nam đổi mới, hướng tới xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Vào cuối thập niên 80, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được đề cập trong Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế năm 1989 (gồm các biện pháp thế chấp tài sản, cầm cố, bảo lãnh tài sản) và Pháp lệnh về Hợp đồng dân sự năm 1991 (gồm các biện pháp thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh, đặt cọc). Các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được hoàn thiện một bước trong BLDS năm 1995 bằng việc dành 55 điều (từ Điều 324 đến Điều 379) để quy định về những nguyên tắc chung và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. BLDS năm 1995 quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và phạt vi phạm [62, tr.23]. Tiếp đến, BLDS năm 2005 tiếp tục hoàn thiện các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi thay biện pháp phạt vi phạm bằng biện pháp tín chấp và bổ sung một loạt các quy định liên quan đến tài sản bảo đảm, thời hạn bảo đảm, hiệu lực của giao dịch bảo đảm, các hình thức xử lý tài sản bảo đảm để khắc phục những bất cập tồn tại trong BLDS năm 1995.

So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung liên quan đến vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trước tiên, đó là việc bỏ từ “dân sự” ra khỏi tên mục và các điều luật có liên quan để đảm bảo sự thống nhất với các phần khác của BLDS năm 2015. Tiếp đến là sự sắp xếp lại các quy định mang tính chung, trùng lặp ở các biện pháp bảo đảm cụ thể vào phần quy định chung, bổ sung thêm một số quy định mới như vấn đề hiệu lực đối kháng với

83

người thứ ba, đăng ký biện pháp bảo đảm, các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm, thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, giao tài sản bảo đảm để xử lý, quyền nhận lại tài sản bảo đảm,… BLDS năm 2015 bổ sung hai biện pháp bảo đảm mới (bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản) trên cơ sở kế thừa các quy định của BLDS năm 2005 và bước đầu ghi nhận, thể hiện một số đặc điểm của lý thuyết về vật quyền bảo đảm để tăng cường tính chủ động của bên nhận bảo đảm trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Cụ thể là, lần đầu tiên, BLDS năm 2015 đã quy định một cách minh thị hai đặc điểm quan trọng của vật quyền bảo đảm, đó là quyền truy đòi tài sản bảo đảm và quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong trường hợp biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba [5]. Các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại BLDS năm 2015 được đánh giá tiệm cận tốt hơn với thông lệ quốc tế, ghi nhận và thể hiện được một số giá trị cốt lõi của lý thuyết vật quyền trong sự hài hòa hóa với lý thuyết trái quyền, cơ bản giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm [45].

Ngày 19/03/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thay thế cho Nghị định 163. Việc ban hành Nghị định số 21 là dấu mốc quan trọng, tạo nên một bước ngoặt mới cho quan hệ giao dịch bảo đảm tại Việt Nam. Mặc dù năm 2015, Bộ luật dân sự được ban hành và có quy định mới về tài sản bảo đảm, nhưng do chưa có Nghị định thay thế Nghị định số 163 nên các giao dịch bảo đảm vẫn được thực hiện theo Nghị định số 163 (được ban hành từ năm 2006), dẫn đến nhiều bất cập, vướng mắc trong thực tiễn. Vì vậy, Nghị định số 21 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng điều chỉnh quan hệ giao dịch bảo đảm trong đó có việc thế chấp quyền đòi nợ [12]. Trên thực tế, Nghị định số 21 có một số quy định đã tiếp thu ở chừng mực nhất định lý thuyết tiếp cận theo chức năng bảo đảm, thể hiện tư duy hiện đại, tập trung vào bản chất, chức năng của giao dịch bảo đảm hơn là tên gọi của giao dịch.

84

BLDS năm 1995 được coi là văn bản đầu tiên chính thức quy định về quyền đòi nợ, coi quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản được mua bán và quyền đòi nợ trở thành đối tượng của giao dịch mua bán quyền tài sản [49, tr.28]. Khi BLDS năm 2005 ra đời thay thế BLDS năm 1995, quyền đòi nợ tiếp tục được ghi nhận là một loại quyền tài sản được lưu thông trong hoạt động mua bán. Tiếp đến, BLDS năm 2015 thay thế BLDS năm 2005 đã ghi nhận quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản được mua bán và quy định rõ các dấu hiệu đặc trưng của quyền tài sản để qua đó xác định quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản đặc biệt được tham gia lưu thông trong giao dịch dân sự. Quyền đòi nợ cũng được ghi nhận tại các văn bản quy phạm dưới luật như tại Nghị định số 163, Nghị định số 21 và tại Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 của Bộ Tư pháp đã có các quy định hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ.

Trên thực tế, tại khoản 1 Điều 322 BLDS năm 2005 lần đầu tiên chính thức ghi nhận quyền đòi nợ được sử dụng làm tài sản bảo đảm khi quy định: “Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát

sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Để đồng bộ với quy định về tài sản và

nguyên tắc thực hiện, bảo vệ quyền dân sự liên quan đến tài sản, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, BLDS năm 2015 không quy định cụ thể các các loại tài sản được dùng để bảo đảm như trong BLDS năm 2005 mà tiếp cận theo hướng, bất kỳ tài sản nào được quy định trong BLDS năm 2015 đều có thể là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp có điều cấm của luật hoặc BLDS, luật khác có liên quan quy định khác. Đây là quy định về tài sản bảo đảm mang tính bao quát, đầy đủ để khuyến khích sử dụng các loại tài sản khác nhau, có thể là bất động sản, động sản, có thể là tài sản hữu hình, tài

85

sản vô hình và có thể là tài sản hiện có, có thể là tài sản hình thành trong tương lai, những tài sản này đều có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Do đó, quyền đòi nợ với tính chất là một dạng quyền tài sản, trị giá được bằng tiền nên đương nhiên quyền đòi nợ được sử dụng làm tài sản thế chấp.

Trước đây, khi Nghị định số 163 được ban hành đã dành hẳn một điều để quy định cụ thể về việc thế chấp quyền đòi nợ bao gồm các nội dung về các cách thức xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ; quyền, nghĩa vụ của bên thế chấp, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ và việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Nghị định số 163 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định cụ thể về việc thế chấp quyền đòi nợ [33, tr.52]. Đến năm 2014, liên bộ gồm Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 16 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm, trong đó đã dành hẳn một điều quy định cụ thể, trực diện về việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp quyền đòi nợ được hướng dẫn tại Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 và Thông tư số 08/2014/TT-BTP ngày 26/02/2014 của Bộ Tư pháp. Gần đây, trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp quyền đòi nợ tiếp tục được hướng dẫn theo Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ và Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/ 2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm.

Đầu năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21, trong đó có 4 điều khoản hướng dẫn, quy định một số nội dung có liên quan thế chấp quyền đòi nợ. Nghị định số 21 cũng dành riêng Điều 33 để quy định, hướng dẫn về thế chấp quyền đòi nợ, nhưng các nội dung đã được thu gọn hơn rất nhiều so với Nghị định số 163 và chỉ tập trung quy định về nghĩa vụ thông báo của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ mà không hướng dẫn thêm các nội dung khác.

Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về thế chấp quyền đòi nợ nêu trên cơ bản đã góp phần tích cực trong tạo lập, hoàn thiện hành lang pháp lý,

86

đảm bảo an toàn pháp lý về bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung, xác lập, thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ nói riêng; làm tăng cơ hội tiếp cận cho người dân trong tham gia quan hệ nghĩa vụ, tìm kiếm các nguồn vốn; thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội liên quan [3].

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)