Thực tiễn áp dụng và bất cập, vướng mắc về xử lý tài sản thế chấp là

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 126 - 128)

8. Kết cấu của luận án

3.3. Thực tiễn áp dụng và bất cập, vƣớng mắc của pháp luật về thế chấp

3.3.3. Thực tiễn áp dụng và bất cập, vướng mắc về xử lý tài sản thế chấp là

trên thực tế các bên gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, lúng túng trong quá trình thực hiện. Trong khi đó, việc hiểu và giải thích nội hàm quy định tại khoản 1 Điều 297 BLDS năm 2015 về áp dụng hai phương thức chiếm giữ và nắm giữ tài sản tương ứng với từng biện pháp thế chấp quyền đòi nợ để xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba vẫn chưa được làm sáng tỏ, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Trên thực tế, đã có một số ý kiến cho rằng cần làm rõ nội hàm khái niệm nắm giữ theo một trong ba nghĩa là nắm giữ thực tế tài sản, hay nắm giữ về mặt pháp lý (nắm giữ giấy tờ về tài sản bảo đảm) hay nắm giữ có tính chất kiểm soát chi phối tài sản [89, tr.72].

3.3.3. Thực tiễn áp dụng và bất cập, vướng mắc về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ chấp là quyền đòi nợ

Hiện nay có một số bất cập, vướng mắc về phương thức xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ liên quan đến quyền từ chối thanh toán của bên có nghĩa

119

vụ. Cụ thể, pháp luật chưa quy định cụ thể về quyền từ chối thanh toán của bên có nghĩa vụ và việc giải quyết quyền lợi của các bên khi bên có nghĩa vụ thực hiện quyền từ chối thanh toán. Theo quy định hiện hành, sau khi quyền đòi nợ được thế chấp, bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho bên nhận thế chấp khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm. Khi được yêu cầu thanh toán, bên có nghĩa vụ trả nợ có thể sẽ viện ra một số căn cứ (hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền đòi nợ được thế chấp bị thay đổi, chấm dứt hay hủy bỏ, bù trừ nghĩa vụ, v.v...), hay còn gọi là những phương tiên phòng vệ (defences) để từ chối thanh toán hay chỉ thanh toán một phần khoản nợ [42, tr.17]. Theo đó, bên có nghĩa vụ viện dẫn một số lý do mà họ có thể từ chối thanh toán với bên có quyền đòi nợ (đồng thời cũng là bên thế chấp quyền đòi nợ) để không thực hiện nghĩa vụ thanh toán với bên nhận thế chấp quyền đòi nợ.

Trên thực tế, tại Bản án số 22/2018/KDTM-PT ngày 24/05/2018 của Tòa án nhân dân Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh về “tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển V và bị đơn là Công ty cổ phần thiết kế xây dựng V, Tòa án đã nhận định: “từ tháng 01/2013; tháng

02/2014 giữa Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở làm việc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp &PTNT tỉnh Đ và Liên danh Công ty cổ phần xây dựng thương mại V và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng N đã thanh lý hợp đồng thi công xây dựng số 01/2010/HĐ-TCXD ngày 08/02/2010 và các phụ lục kèm theo; đối tượng của hợp đồng mà nguyên đơn yêu cầu phát mãi không còn. Do đó, yêu cầu của nguyên đơn đề nghị Tòa án xem xét cho tuyên phát mãi tài sản thế chấp để đảm bảo thi hành án là: Quyền đòi nợ giá trị khối lượng xây lắp hình thành trong tương lai của công trình trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đ (theo hợp đồng thi công xây dựng số 01/2010HĐ-TCXD ngày 08/02/2010 được ký kết giữa Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở làm việc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đ và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại V) là

120

không có căn cứ được chấp nhận” [88]. Từ bản án này có thể thấy, Tòa án thừa

nhận bên có nghĩa vụ được viện dẫn từ chối thanh toán đối với bên thế chấp quyền đòi nợ để không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán với bên nhận thế chấp quyền đòi nợ. Trong trường hợp quyền đòi nợ có tranh chấp và Tòa án được yêu cầu giải quyết chưa có đủ thông tin để giải quyết tranh chấp hay tranh chấp này đang do cơ quan tài phán khác (như Trọng tài) giải quyết, Tòa án có thể tạm thời ngừng giải quyết việc thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ; khi nào tranh chấp về quyền đòi nợ được giải quyết dứt khoát thì Tòa án mới giải quyết việc thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ. Từ đó, các quyền và lợi ích của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do quyền đòi nợ sử dụng làm tài sản thế chấp bị ảnh hưởng, phải vướng vào tranh chấp phát sinh giữa bên thế chấp và bên có nghĩa vụ. Ngoài ra, trên thực tế bên thế chấp quyền đòi nợ có thể xác lập các giao dịch gây ảnh hưởng đến căn cứ phát sinh quyền đòi nợ như thực hiện bù trừ nghĩa vụ với bên có nghĩa vụ trả nợ, dẫn đến quyền đòi nợ không còn tồn tại.

Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành không quy định quyền từ chối thanh toán của bên có nghĩa vụ và việc giải quyết quyền lợi của các bên khi bên có nghĩa vụ thực hiện quyền từ chối thanh toán. Vấn đề đặt ra là liệu việc từ chối thanh toán của bên có nghĩa vụ trả nợ có giá trị pháp lý đối với bên nhận thế chấp quyền đòi nợ hay không? Việc không có các quy định của pháp luật về vấn đề này dẫn đến nhiều vướng mắc, khó khăn, lúng túng thực hiện trên thực tế, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các bên [40, tr.59].

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)