8. Kết cấu của luận án
2.3. Cấu trúc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ
2.3.3. Xý lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
Xử lý tài sản bảo đảm là trụ cột thứ ba (X thứ ba) trong cấu trúc mô hình 4X của giao dịch bảo đảm hiện đại theo khuyến nghị của UNCITRAL. Các nội dung về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ gồm các nội dung xoay quanh các vấn đề: Căn cứ xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ; phương thức xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ.
2.3.3.1. Căn cứ xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
Việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ dẫn dến hệ quả làm chấm dứt hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ. Theo đó, quyền đòi nợ của bên thế chấp cũng được định đoạt theo hướng dịch chuyển cho bên nhận thế chấp hoặc bên thứ ba để bù đắp cho những lợi ích của bên nhận thế chấp. Hậu quả pháp lý do quá trình xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều chủ thể khác nhau, do vậy việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ chỉ được thực hiện khi có căn cứ được pháp luật quy định. Suy cho cùng, việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ tỏ ra hợp lý một khi có đầy đủ dấu hiệu cho thấy nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện đúng [27, tr.45]. Điều 9 UCC, Luật về bảo đảm bằng động sản ở một số bang của Canada và New Zealand đều quy định việc áp dụng biện pháp xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp có sự kiện vi phạm (“default”). “Default” là thuật ngữ chỉ tình trạng bên có nghĩa vụ bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bao gồm cả nghĩa vụ trả nợ và các nghĩa vụ khác theo thoả thuận giữa các bên [90].
Trước hết, việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ phát sinh khi có căn cứ xác định nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm khi đến hạn. Trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không trả nợ gốc, lãi theo theo đúng thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp để thu
72
hồi nợ. Tiếp đến, việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ phát sinh khi nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm trước thời hạn theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trước hạn theo yêu cầu của bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo các nội dung đã thỏa thuận tại hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ. Việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ cũng phát sinh khi pháp luật quy định tài sản thế chấp phải được xử lý để bên thế chấp thực hiện các nghĩa vụ khác. Cuối cùng, việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ phát sinh trong trường hợp các bên thỏa thuận. Trường hợp này đòi hỏi sự thống nhất ý chí, hợp tác cùng đồng ý phối hợp thực hiện xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ để đáp ứng nhu cầu của mỗi bên.
2.3.3.2. Phương thức xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
Phương thức xử lý tài sản thế chấp là cách thức định đoạt tài sản đó nhằm bù đắp quyền lợi cho bên nhận thế chấp khi nghĩa vụ được bảo đảm có sự vi phạm. Kết quả của sự định đoạt đối với tài sản thế chấp bao giờ cũng được quy đổi ra tiền - được xem là thước đo ngang giá chung so với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm [93, tr.60]. Theo UNCITRAL, bên nhận thế chấp và bên thế chấp đã thỏa thuận trước về phương thức xử lý tài sản thế chấp trong hợp đồng thế chấp, nên khi phát sinh quyền xử lý tài sản thế chấp, không cần có thỏa thuận gì thêm với bên thế chấp, hoặc nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm, theo đó, bên nhận thế chấp có quyền chủ động và lựa chọn phương thức xử lý nào phù hợp nhất đối với từng loại tài sản, và có thể áp dụng đồng thời nhiều phương thức khác nhau để bảo đảm hiệu quả của việc xử lý tài sản thế chấp [106, tr.496]. Hơn nữa, theo lý thuyết vật quyền, bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp, không phụ thuộc vào ý chí của bên thế chấp [81, tr.13].
73
Quyền đòi nợ là tài sản vô hình nên việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ có một số điểm khác biệt so với xử lý tài sản hữu hình. Bên nhận thế chấp sẽ thay thế vị trí của bên thế chấp để tiếp nhận quyền và lợi ích từ bên có nghĩa vụ trả nợ. Theo đó, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền yêu cầu trực tiếp đối với bên có nghĩa vụ, trong đó quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả tiền mang ý nghĩa quan trọng nhất, giúp bên nhận thế chấp có sự chủ động tuyệt đối, không phụ thuộc vào thái độ hợp tác hay không của bên thế chấp trong việc định đoạt đối với quyền đòi nợ.
Trường hợp quyền đòi nợ đến hạn trước thời điểm phát sinh căn cứ xử lý tài sản thế chấp thì bên có nghĩa vụ trả nợ có trách nhiệm chuyển khoản tiền trả nợ vào tài khoản của bên thế chấp mở tại ngân hàng theo chỉ định của bên nhận thế chấp trong thời hạn hợp lý kể từ ngày nhận được văn bản thông báo xử lý quyền đòi nợ. Kể từ thời điểm tiền được chuyển vào tài khoản, bên thế chấp không được quyền yêu cầu ngân hàng giải tỏa và thực hiện giao dịch đối với số tiền này, đồng thời bên có nghĩa vụ trả nợ cũng không được quyền yêu cầu ngân hàng giải tỏa và thực hiện giao dịch đối với số tiền này. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản này và chỉ được quyền yêu cầu ngân hàng giải tỏa tài khoản này để thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp có căn cứ xử lý xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật. Nếu bên nhận thế chấp thực hiện được các phương thức kiểm soát, chi phối và quản lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ thì việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ cơ bản sẽ thuận lợi hơn. Khi các bên đã có thỏa thuận về việc bên có nghĩa vụ trả nợ sẽ thanh toán trực tiếp cho bên thế chấp thông qua tài khoản của bên thế chấp mở tại bên nhận thế chấp (nếu bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng) hoặc ngân hàng do các bên chỉ định thì bên nhận thế chấp sẽ tiến hành xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ theo cách chủ động trích tiền trên tài khoản (nếu bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng) hoặc yêu cầu ngân hàng do các bên chỉ định trích tiền: (i) trên tài khoản khi bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán tiền
74
qua tài khoản của bên thế chấp; (ii) trên tài khoản của bên thế chấp đã bị phong tỏa theo nội dung đã được thỏa thuận trước với bên thế chấp.