8. Kết cấu của luận án
4.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ
4.2.5. Sửa đổi, bổ sung quy định về xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện
hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ
4.2.5.1. Bổ sung hướng dẫn về thứ tự ưu tiên giữa các bên cùng nhận thế chấp quyền đòi nợ
Các quy định của pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể hướng dẫn để giải quyết vấn đề đặc thù về thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ đang kiểm soát, chi phối, quản lý quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ đã đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo thông lệ quốc tế được UNCITRAL khuyến nghị áp dụng, bên nhận thế chấp đang thực tế kiểm soát, chi phối, quản lý quyền đòi nợ có thứ tự ưu tiên cao hơn bên nhận thế chấp quyền đòi nợ đã đăng ký. Do vậy, để khắc phục bất cập, vướng mắc này, có cơ sở thực hiện trên
141
thực tế, trong thời gian tới nên quy định theo hướng: bên nhận thế chấp đang thực tế kiểm soát, chi phối, quản lý quyền đòi nợ được ưu tiên thanh toán thứ tự ưu tiên cao hơn bên nhận thế chấp quyền đòi nợ khác.
4.2.5.2. Bổ sung hướng dẫn về thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có đặc quyền
Hiện nay các quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có đặc quyền. Theo đó, không có quy định làm cơ sở xác định thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có đặc quyền như: người lao động có yêu cầu trả lương, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước yêu cầu trả khoản thuế, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, người được thi hành án có quyền yêu cầu theo bản án/quyết định của tòa án. Với việc không có quy định hướng dẫn, giải quyết thứ tự ưu tiên đối với các trường hợp này dẫn đến việc các bên lúng túng trong việc thực hiện, phát sinh nhiều vướng mắc trên thực tế. Ngoài ra, việc không có quy định hướng dẫn còn có thể dẫn đến tình trạng một số Tòa án có quan điểm khác nhau, thiếu thống nhất, có thể Tòa án có quan điểm xác định bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được ưu tiên thanh toán trước, ngược lại một số Tòa án khác cũng có thể có quan điểm xác định bên có đặc quyền có được ưu tiên thanh toán trước.
UNCITRAL khuyến nghị pháp luật về biện pháp bảo đảm của các nước cần xây dựng một hệ thống quy tắc rõ ràng, chi tiết, toàn diện về thứ tự ưu tiên nhằm đảm bảo có thể dự đoán trước của các bên khi thực hiện biện pháp bảo đảm, nhờ đó khuyến khích thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm [80, tr.234]. Để thiết lập thứ ưu tiên giữa bên nhận thế chấp và và bên có đặc quyền một cách thống nhất, đảm bảo có thể tiếp cận minh bạch và tiện lợi cho các bên tham gia xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ cần quy định rõ ràng, thống nhất thứ tự ưu tiên giữa các đặc quyền và quyền lợi của bên nhận thế chấp ngay tại BLDS. Việc này nhằm mục đích không làm ảnh hưởng tiêu cực của các đặc quyền đến sự ổn định, lành mạnh của quyền và lợi ích của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ.
142
Do vậy, để khắc phục bất cập, vướng mắc này, có cơ sở thực hiện trên thực tế, nên sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2015 theo hướng: bên nhận thế chấp