8. Kết cấu của luận án
4.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ
4.1.1. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2015 và các luật khác có liên quan đều ghi nhận cụ thể về việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự theo nguyên tắc quyền chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của minh trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng [72, Điều 2,3]; quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp được Nhà nước công nhận và bảo hộ [75, Điều 5]. Trong xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự, BLDS năm 2015 ghi nhận cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chi của mình, không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và giới hạn việc thực hiện quyền dân sự [72, Điều 9]; việc pháp luật không có quy định không phải là căn cứ để xác định quyền dân sự bị giới hạn thực hiện, khi đó, việc xác lập, thực hiện quyền dân sự của doanh nghiệp, của người dân trước hết dựa trên sự thỏa thuận của các bên, trường hợp không có thỏa thuận thì Tòa án, cơ quan, tồ chức khác có thẩm quyền phải áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, án lệ, nguyên tắc cơ bán của pháp luật dân sự hoặc lẽ công bằng để giải quyết [72, Điều 5,6].
Do vậy, các quy định của pháp luật được sửa đổi, bổ sung cần phải đáp ứng nhu cầu thực tại của nền kinh tế thị trường. Chức năng của pháp luật chỉ có thể thực hiện được khi nó được xây dựng phù hợp với những điều kiện cụ thể
126
của xã hội trong mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định. Sự thay đổi liên tục của nền kinh tế thị trường đặt ra yêu cầu pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ cần phải đưa ra các quy định mới phù hợp với những sự thay đổi đó. Theo đó, các quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ cần đảm bảo sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế với việc đảm bảo các các lợi ích khác trong xã hội. Mục tiêu quan trọng của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ là đảm bảo quyền cho bên nhận thế chấp làm sao có thể bảo toàn được lợi ích của mình cho dù bất cứ sự rủi ro nào có thể xảy ra đối với bên thế chấp. Bên cạnh đó, pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ phải đáp ứng được nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự khi giải quyết các vấn đề cụ thể trong xác định bên thế chấp, bên nhận thế chấp; xác định quyền đòi nợ được dùng để thế chấp; xác định mối quan hệ pháp lý giữa hiệu lực của biện pháp thế chấp với hiệu lực của việc đăng ký biện pháp bảo đảm; hiệu lực đối kháng với người thứ ba; bảo vệ người thứ ba ngay tình; xác định rõ hơn các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm hoặc xử lý tài sản trong trường hợp chi phối, quản lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ [44]. Mặt khác, pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ cũng cần phải có những quy định để cân bằng lợi ích của bên nhận thế chấp với các chủ thể khác ở vị trí dễ bị tổn thương. Có như vậy, việc hoàn thiện các quy định về thế chấp quyền đòi nợ mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế và lợi ích chung của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
4.1.2. Tương thích với thông lệ tốt của quốc tế về giao dịch bảo đảm
Để đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế quốc tế, tạo sự hấp dẫn trong đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần đẩy mạnh quốc tế hóa pháp luật, trong đó có các quy định về biện pháp bảo đảm và thế chấp tài sản. Khi sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan cần có sự nghiên cứu tham khảo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm của các nước, các thông lệ tốt của quốc tế về giao dịch bảo đảm nhằm tạo nên sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước và thông lệ quốc tế.
127
Hiện nay, có nhiều quan điểm, khái niệm pháp lý, nhiều quy định về biện pháp bảo đảm, tài sản thế chấp, quyền đòi nợ dùng thế chấp của pháp luật Việt Nam chưa thật sự tương thích hoặc phù hợp với pháp luật về giao dịch bảo đảm của các nước, các thông lệ tốt của quốc tế về giao dịch bảo đảm. Trên thực tế, lý thuyết tiếp cận theo chức năng bảo đảm, Luật mẫu về giao dịch bảo đảm bằng động sản của UNCITRAL ban hành năm 2016 đã được hình thành và phát triển tương đối phổ biến, trở thành chuẩn mực đã trở thành chuẩn mực pháp lý quốc tế về giao dịch bảo đảm bằng động sản ở cấp độ khu vực cũng như toàn cầu và là xu hướng xây dựng luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản ở nhiều nước trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước thuộc truyền thống thông luật như Canada, Australia, New Zealand, Philippin và các nước châu Phi, châu Mỹ La tinh, ví dụ như: Nam Phi, Kenya, Liberia, Nigeria, Zambia, Zimbabwe, Malawi, Colombia [80, tr.219]. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa thực sự quan tâm và chú ý đến lý thuyết tiếp cận theo chức năng bảo đảm, Luật mẫu về giao dịch bảo đảm bằng động sản của UNCITRAL ban hành năm 2016 khi tiến hành xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về biện pháp bảo đảm. Trong bối cảnh như vậy, một yêu cầu được đặt ra là cần có sự tham khảo hợp lý kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng các giải pháp pháp lý để giải quyết các vướng mắc, bất cập trong áp dụng BLDS năm 2015 và các luật khác có liên quan về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ [44, tr.10].
Việc tham khảo các quy định của pháp luật nước ngoài, thông lệ quốc tế về giao dịch bảo đảm của UNCITRAL trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn của Việt Nam là hết sức cần thiết. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống các kinh nghiệm lập pháp về giao dịch bảo đảm của các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới cũng như khu vực, để chuyển hóa và tiếp thu có chọn lọc những quy định, thông lệ quốc tế về giao dịch bảo đảm cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Sự hoàn thiện, ưu việt, minh bạch của hệ thống pháp luật về biện pháp bảo đảm không chỉ là thước đo sự phát triển của một quốc gia mà còn là một yếu tố có sức hút mãnh liệt đối
128
với các nhà đầu tư. Quyền đòi nợ là loại tài sản được thừa nhận trong thời đại kinh tế thị trường, nên có thể nói quyền đòi nợ là loại tài sản của xã hội văn minh. Do đó, sự hoàn thiện của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ sẽ là minh chứng xác đáng thể hiện sự tiến bộ của một hệ thống pháp luật [43, tr.44].
4.1.3. Thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật về biện pháp bảo đảm
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là quan hệ pháp luật có sự đan chéo đến nhiều quan hệ xã hội, lĩnh vực kinh tế, thương mại khác nhau. Do đó, bên cạnh BLDS năm 2015, thế chấp quyền đòi nợ còn phải chịu sự điều chỉnh bởi nhiều luật hoặc văn bản pháp luật khác có liên quan hoặc chịu sự điều chỉnh bởi điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Từ sự đa dạng về nguồn quy phạm pháp luật điều chỉnh, dẫn tới một yêu cầu khách quan là việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ cần phải bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, không trùng lặp, chồng chéo trong hệ thống pháp luật. Mặc dù đã có nguyên tắc về áp dụng pháp luật được quy định tại Điều 4 BLDS năm 2015 nhưng thực tiễn giao lưu dân sự vẫn còn phát sinh những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, cho người dân khi tham gia quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ do một cơ quan, tổ chức, cá nhân thẩm quyền vẫn còn lúng túng, chưa thực sự thống nhất nhận thức về áp dụng pháp luật trong giải quyết một vấn đề được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau hoặc trong giải quyết một vấn đề còn chưa được pháp luật quy định hoặc pháp luật quy định không rõ ràng, cụ thể[44, tr.10].
Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật được coi là tiêu chí cơ bản và quan trọng để tạo nên hiệu quả của quá trình vận dụng và áp dụng chúng. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, quan hệ thế chấp quyền đòi nợ được điều chỉnh đồng thời bởi nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau như BLDS năm 2015, Nghị định số 21, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính Phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm và một loạt các thông tư, thông tư liên tịch như Thông tư liên lịch số 16, Thông tư số 05/2011/TT-BTP
129
ngày 16/02/2011 và Thông tư số 08/2014/TT-BTP ngày 26/02/2014 của Bộ Tư pháp, Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/ 2018 của Bộ Tư pháp. Trong bối cảnh các quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bộc lộ sự không đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật có liên quan thì các quy định riêng của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Điều này dẫn đến một thực trạng là các chủ thể áp dụng pháp luật rất lúng túng và mất nhiều thời gian để nghiên cứu, vận dụng, áp dụng các quy định về thế chấp quyền đòi nợ. Để khắc phục những điểm mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống luật thực định về thế chấp quyền đòi nợ thì công việc thiết yếu là rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật có liên quan để tiến hành loại bỏ những quy định không phù hợp và hạn chế tối đa việc ban hành các văn bản hướng dẫn [94, tr.193].
4.1.4. Khắc phục bất cập, vướng mắc, đáp ứng nhu cầu thực tiễn
Trên thực tế, pháp luật về thế chấp tài sản nói chung và thế chấp quyền đòi nợ nói riêng chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu trên cũng như chưa thực sự là công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ tốt nhất lợi ích cho các chủ thể trong quan hệ thế chấp. Trong bối cảnh BLDS năm 2015 có nhiều chính sách, quy định mới còn mang tính nguyên tắc, dẫn tới sự nhận thức không thống nhất trong áp dụng pháp luật và sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và có tính hội nhập ngày càng cao của các hoạt động kinh tế - xã hội thì bản thân một số quy định của BLDS năm 2015 và Nghị định số 21 chưa thực sự đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi, bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, làm giảm tính hiệu lực, khả thi trong quy định pháp luật và hiệu quả thi hành pháp luật [7]. Do vậy, khắc phục những nhược điểm của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ so với những yêu cầu của thực tiễn là một nhiệm vụ quan trọng.
Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ có thể phát huy tốt nhất chức năng của mình nếu đáp ứng được các tiêu chí cơ bản sau: (i) tiêu chí về tính an toàn (bên
130
nhận thế chấp quyền đòi nợ được bảo vệ quyền lợi trong trường hợp phát sinh tình huống chống lại quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của bên thế chấp đối với quyền đòi nợ dùng làm tài sản thế chấp) [97]; (ii) tiêu chí về tính hiệu quả về kinh tế (việc xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ và xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ đơn giản không, nhanh chóng và tiết kiệm về chi phí); (iii) tiêu chí về tính mềm dẻo, linh hoạt (bất cứ chủ thể nào cũng có thể xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ; mọi quyền đòi nợ đều có thể thế chấp; tài sản thế chấp là quyền đòi nợ có bao gồm cả các quyền liên quan và các tài sản khác được đầu tư, phát sinh trên quyền đòi nợ thế chấp; bên nhận thế chấp được quyền chủ động xử lý quyền đòi nợ thế chấp theo cách thức đã thỏa thuận) [97].