Các nghiên cứu về cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 32 - 39)

dân trong Hiến pháp Việt Nam

Tại Việt Nam, cơ chế hiến định bảo vệ QCN, QCD, đặc biệt từ sau khi Hiến pháp 2013 được thông qua, cũng là một đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Ấn phẩm đầu tiên có thể kể đến là “Cơ

chế bảo đảm và bảo vệ QCN” do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, NXB

Khoa học xã hội, 2011. Ấn phẩm tập hợp các bài viết nghiên cứu khoa học của các tác giả có uy tín trong nước, tập trung vào các nội dung: nhận thức chung về cơ chế đảm bảo, bảo vệ QCN; các yếu tố có thể tác động đến cơ chế này; các thành tố của cơ chế bảo đảm, bảo vệ QCN ở Việt Nam trong một số lĩnh vực cụ thể, với một số nhóm nhất định. Tuy nhiên, do là tập hợp các bài viết của các tác giả khác nhau, ấn phẩm này chưa đưa ra được cái nhìn chi tiết về cơ chế bảo vệ các QCN, QCD, cũng như chưa đề cập đến mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của cơ chế này.

Ấn phẩm “Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013” (sách tham khảo) do PGS.TS Trịnh Quốc Toản và PGS.TS Vũ Công Giao đồng chủ biên, tập hợp gần 60 bài viết của các tác giả nghiên cứu trong lĩnh vực QCN và hiến pháp, cung cấp cái nhìn tổng quan về các quyền hiến định,

26

bao gồm các quyền cụ thể cũng như các quyền hàm chứa, quyền nhóm và quyền cá nhân, cũng như các khía cạnh về việc tổ chức thực hiện các quyền này trên thực tế. Các bài viết không những đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về nội hàm của các QCN, QCD được hiến định trong sự phát triển của lịch sử lập hiến Việt Nam mà còn đánh giá về mức độ tương thích của các quyền này so với các tiêu chuẩn quốc tế về QCN. Bên cạnh đó, một số tác giả đã đề cập đến vai trò của các thiết chế hiến định trong việc bảo vệ các QCN, QCD như Toà án, Quốc hội ….

Bài viết “Cơ chế bảo vệ nhân quyền trong Hiến pháp mới của nước

CHXHCN Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đăng Dung trong cuốn “QCN qua 5 năm thực hiện Hiến pháp 2013” (sách chuyên khảo), NXB ĐHQGHN (2019)

đã đưa ra những phân tích cặn kẽ về các nguyên tắc cũng như các quy định là nền tảng về thể chế cho cơ chế bảo vệ các QCN, QCD theo Hiến pháp mới, trong đó nhấn mạnh vai trò của cơ quan tư pháp trong bảo vệ các QCN, QCD được hiến định. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đề cập đến mối quan hệ giữa các yếu tố về thể chế và thiết chế của cơ chế này.

Cũng đề cập đến cơ chế bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp Việt Nam, bài viết “Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và một số kiến

nghị” [28] của tác giả Nguyễn Võ Linh Giang trên tạp chí Nghiên cứu lập

pháp cũng đã đưa ra một số phân tích đối với cơ chế này, tuy nhiên chỉ dừng lại ở khía cạnh thể chế mà chưa dành sự quan tâm đối với các thiết chế có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thực tế tại Việt Nam. Ngược lại, bài viết “Cơ chế bảo vệ quyền con người bằng tòa

án” [40] của tác giả Đinh Thế Hưng lại tập trung vào khía cạnh thiết chế bảo

vệ quyền con người mà nổi bật là toà án.

Ấn phẩm “Cơ chế bảo hiến và QCN – Kinh nghiệm Cộng hòa liên bang

27

đồng chủ biên, tập trung vào mối liên hệ trong sự phát triển của hiến pháp và chủ nghĩa hiến pháp đối với việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các QCN, phân tích mô hình bảo vệ QCN bằng các cơ chế hiến định ở các quốc gia trên thế giới trong đó có CHLB Đức, trên cơ sở đó cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn có giá trị tham khảo đối với Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền cũng như các có chế thúc đẩy và bảo vệ QCN theo hiến pháp [7]. Bên cạnh các ấn phẩm nêu trên, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cơ chế bảo vệ QCN, QCD theo Hiến pháp Việt Nam nhưng chỉ đề cập đến thể chế này ở khía cạnh thể chế hoặc thiết chế, cụ thể:

Các nghiên cứu về thể chế bảo vệ QCN, QCD trong hiến pháp Việt Nam

Liên quan đến sự phát triển của các thể chế về QCN, QCD theo Hiến pháp, bài viết “Những giá trị nổi bật về QCN của Hiến pháp năm 1946 và sự

kế thừa, phát triển trong Hiến pháp năm 2013” của tác giả Vũ Công Giao,

Nguyễn Thùy Dương trên Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học, số 2/2017 đã đưa ra phân tích những quy định về QCN, QCD trong Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển các quy định đó trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam. Theo các tác giả, chế định nhân quyền trong Hiến pháp 1946 được xây dựng theo cách tiếp cận cởi mở nhưng khoa học, chặt chẽ, kết hợp hài hoà giữa những giá trị tiến bộ của văn minh phương Tây với những tư tưởng và điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của dân tộc Việt Nam ở thời kỳ đó. Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa và phát triển những tư tưởng cơ bản về QCN trong Hiến pháp năm 1946 nhưng chưa triệt để, thể hiện ở việc chưa xác định việc bảo vệ, bảo đảm QCN như là một trong các nguyên tắc nền tảng của việc xây dựng Hiến pháp tại Việt Nam. Vì vậy, có thể khẳng định trong lịch sử lập hiến ở Việt Nam, tinh thần tôn trọng, đề cao nhân quyền luôn được thể hiện trong Hiến pháp, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 [33].

Bên cạnh những nghiên cứu kể trên, có một số ấn phẩm khác cũng đề cập đến sự phát triển của chế định QCN, QCD trong Hiến pháp Việt Nam như:

28

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý luận và thực tiễn,

Phạm Hồng Thái, Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Hoàng Minh Hiếu, Đặng Minh Tuấn (đồng chủ biên), NXB Hồng Đức. Trong ấn phẩm này có một mục riêng gồm 4 bài nghiên cứu về chế định QCN, QCD trong các Hiến pháp các nước trên thế giới và các hiến pháp Việt Nam của các tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Tường Duy Kiên, Bùi Tiến Đạt.

Sửa đổi, bổ sung chế định QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các chế định khác trong Hiến pháp 1992, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị và

TS. Bùi Nguyên Khánh (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội; Viện Nhà nước và Pháp luật, 2012. Trong ấn phẩm này, các tác giả nêu ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế định trong Hiến pháp năm 1992 về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, QCN, đặc biệt là về QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các đề xuất sửa đổi, bổ sung dựa trên kết quả tổng kết thực tế thi hành bản Hiến pháp này và các đạo luật có liên quan; quán triệt yêu cầu thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.

Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học Quyền con người trong

Hiến pháp Việt Nam của tác giả Bùi Ngọc Sơn (2010) thực hiện tại Khoa

Luật, ĐHQG Hà Nội tập trung phân tích lịch sử, khái niệm về QCN, lý do bảo vệ QCN của Hiến pháp và nội dung của nhiệm vụ bảo vệ QCN của Hiến pháp và nội dung về QCN trong các Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992. Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng cải cách chế định này trong Hiến pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ QCN [60].

29

Hiến pháp Việt Nam và một số nước trên thế giới của tác giả Vũ Công Giao,

(2011) tại Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội tập trung phân tích mối quan hệ giữa Hiến pháp và QCN, cách thức quy định và nội dung các QCN trong hiến pháp của các quốc gia trên thế giới và của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những sửa đổi, bổ sung chế định QCN, QCD trong Hiến pháp 1992 [29].

Hiến pháp 2013 đã đánh dấu bước phát triển trong nhận thức về vấn đề QCN, QCD của các nhà lập hiến tại Việt Nam. Nhận thức tầm quan trọng của những điểm mới về thể chế bảo vệ QCN, QCD theo Hiến pháp, bài viết “Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013” của PGS.TS. Nguyễn Thanh Tuấn đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử cũng nêu những điểm mới trong Hiến pháp 2013, những thể chế hiến pháp và pháp luật bảo vệ QCN, QCD và yêu cầu thể chế hóa các quyền hiến định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các yêu cầu: thể chế hóa các quyền hiến định, đồng thời rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành để tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam và trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, bảo đảm sự bình đẳng giữa các quyền, cụ thể hóa các quyền hiến định để thực hiện được trên thực tế, thể chế hóa những quyền chưa được hiến định [78].

Các nghiên cứu về thiết chế bảo vệ QCN, QCD trong Hiến pháp Việt Nam

Về cơ chế bảo vệ QCN, QCD trong phạm vi quốc gia mà nòng cốt của cơ chế này theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế chính là cơ quan nhân quyền quốc gia, bài viết “Cơ quan nhân quyền quốc gia, vị trí của nó trong

Hiến pháp trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam” của tác giả Vũ Công Giao, Vũ

Thu Quyên, đăng trong sách chuyên khảo “Hiến pháp: những vấn đề lý luận

và thực tiễn”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2011, đã đưa ra

những thông tin khái quát về sự hình thành, ra đời cũng như thực trạng phát triển của các cơ quan nhân quyền quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [30]. Các nghiên cứu khác cùng chủ đề cũng đưa ra

30

những phân tích về nhưng mô hình cơ quan nhân quyền có thể áp dụng ở Việt Nam như Thanh tra Quốc hội, Uỷ ban nhân quyền hay Trung tâm nhân quyền, có thể kể đến như: “Mô hình cơ quan nhân quyền ở một số nước và suy nghĩ

về cơ chế đảm bảo QCN” của tác giả Tường Duy Kiên, đăng trên Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, Số 152 ngày 10/08/2009 [45]; “Hiến định cơ quan nhân

quyền quốc gia trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam” của tác giả Vũ Công

Giao, trong cuốn “Các thiết chế hiến định độc lập – Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam”, sách chuyên khảo do Viện chính sách công và pháp luật thực hiện [31].

Không đề cập trực tiếp đến vai trò của các thiết chế bảo hiến đối với việc bảo vệ các QCN, QCD theo hiến pháp, tuy nhiên bài viết “Các mô hình

cơ quan bảo hiến trên thế giới và lựa chọn mô hình phù hợp với Việt Nam”

của tác giả Thái Vĩnh Thắng đã có sự phân tích, so sánh các thiết chế trong các mô hình bảo hiến phổ biến nhằm đưa ra mô hình phù hợp với bối cảnh Việt Nam[69].

Ngoài những thiết chế nói trên, các cơ quan hiến định khác cũng có vai trò nhất định trong việc bảo vệ các QCN, QCD, trong đó có Quốc hội, Chính phủ,…. Trong cuốn “Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người”, tác giả Tường Duy Kiên đã phân tích vai trò của Quốc hội trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước bảo vệ, thúc đẩy và phát triển QCN. Vai trò bảo vệ và thúc đẩy QCN của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cũng được đề cập trong các ấn phẩm của GS.TS Nguyễn Đăng Dung, một chuyên gia nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực luật hiến pháp như: Luật hiến pháp đối chiếu (2001), Hình thức của các nhà nước đương đại (2004), Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của từng cơ quan nhà nước (2004), Sự hạn chế quyền lực nhà nước (2005), Lược giải tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia (2007), Chủ nghĩa hiến pháp và những yếu tố cấu thành (2009), Từ chủ nghĩa

31

hiến pháp đến hiến pháp (2012). Các ấn phẩm này đều đề cập đến vai trò bảo

vệ QCN của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước ở những mức độ khác nhau, trong đó nhấn mạnh vai trò của các cơ quan tư pháp. Tác giả đã lập luận rằng việc tuyên bố về các QCN cơ bản trong Hiến pháp, văn bản có giá trị pháp lý tối cao ở mỗi quốc gia là cần thiết nhưng chưa đủ. Bên cạnh việc ghi nhận, Hiến pháp phải quy định cụ thể rằng, những ai khiếu nại về vấn đề quyền của họ bị xâm hại đều phải được tiếp cận với tòa án, và nạn nhân của các vụ xâm hại xảy ra trên thực tế có thể được hưởng các biện pháp khắc phục. Ngoài toà án, thanh tra (thường là một điều tra viên hay người hòa giải khiếu kiện) hoặc một bộ phận đặc biệt trong văn phòng công tố viên nhà nước cũng có thể rất hữu ích [10].

Không đề cập trực tiếp tới cơ chế bảo vệ QCN, QCD trong Hiến pháp, nhưng những nghiên cứu của Mark Sidel, có thể kể đến như “Law and Society

in Vietnam - The Transition from Socialism in Comparative Perspective”

(“Luật và xã hội tại Việt Nam – Chuyển biến từ Chủ nghĩa xã hội theo quan

điểm so sánh”) [157]; “The Constitution of Vietnam: A Contextual Analysis (Constitutional Systems of the World)” (“Hiến pháp Việt Nam: Phân tích dựa trên bối cảnh (Hệ thống Hiến pháp trên thế giới)”) [158]; “Analytical Models for Understanding Constitutions and Constitutional Dialogue in Socialist Transitional States: Re-interpreting Constitutional Dialogue in Vietnam”

(“Mô hình phân tích nhằm tìm hiểu về Hiến pháp và đối thoại Hiến pháp ở

những quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Giải thích lại Đối thoại Hiến pháp ở Việt Nam”) [156] đã cung cấp cách nhìn của một học giả nước

ngoài về Hiến pháp Việt Nam qua những giai đoạn nhất định, trong đó có thể hiện sự phát triển của các yếu tố cả về mặt thể chế lẫn thiết chế trong bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị trong nước, nổi bật là sự thay đổi về nhận thức của xã hội Việt Nam về vấn đề nhân quyền qua từng thời kỳ.

32

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)