QCN và tăng trưởng kinh tế được xem là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ lẫn nhau. Các yếu tố kinh tế có thể có tác động tiêu cực hoặc tích cực đến việc thụ hưởng các QCN, ngược lại, việc các QCN được bảo đảm sẽ góp phần thúc đẩy và duy trì sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Để hiện thực hóa các QCN, đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, các nhà nước cần có những nguồn lực vật chất mà chỉ có thể có được nhờ sự phát triển về kinh tế. Theo nghĩa này, tăng trưởng kinh tế có thể coi là một phương tiện quan trọng để hiện thực hóa các QCN. Ngược lại, QCN giúp kiến tạo và duy trì sự quản trị nhà nước tốt – là yếu tố nền tảng cho tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù có những trường hợp ngoại lệ khi mà nền kinh tế phát triển mạnh mẽ song không đi liền với việc tôn trọng và bảo vệ QCN, tiêu biểu là trường hợp Hàn Quốc trong thời kỳ độc tài quân sự (1950-1990), song cần thấy rằng tình trạng này không kéo dài. Hàn Quốc – và những quốc gia có hoàn cảnh tương tự - sau một thời kỳ nhân quyền bị hạn chế, đã trở thành một quốc gia dân chủ mà trong đó các QCN được tôn trọng và bảo vệ một cách đầy đủ,
67
chỉ ngay sau khi kinh tế phát triển đến một mức độ bảo đảm đời sống sung túc cho người dân. Thêm vào đó, Hàn Quốc chỉ là ngoại lệ. Ở hầu hết các quốc gia khác, phát triển kinh tế thông thường, và hoàn toàn có thể đi liền với việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. Xét chung, trong vấn đề này, cộng đồng quốc tế đã đạt được sự thống nhất trong nhận thức về một số khía cạnh cụ thể, đó là: (i) tăng trưởng kinh tế phải phục vụ cho việc thúc đẩy QCN của tất cả mọi người; (ii) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải được thực hiện trên cơ sở phù hợp, không được làm tổn hại mà phải đi đôi với bảo đảm các QCN [12, tr.69].