Thiết chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp từ 1946 đến

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 85 - 88)

bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992

Các bản Hiến pháp của Việt Nam từ 1946 đến 1992 chưa quy định bất kỳ thiết chế hiến định độc lập nào về bảo vệ và thúc đẩy các QCN, QCD (ví dụ: Ủy ban/Hội đồng Nhân quyền quốc gia, Cơ quan thanh tra Quốc hội hoặc cơ quan chuyên trách về quyền của một nhóm xã hội nhất định); đồng thời cũng chưa ghi nhận cơ chế bảo hiến một cách rõ ràng. Do vậy, thiết chế nòng cốt nhất để bảo vệ QCN, QCD theo các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 là hệ thống toà án,vì các lý do sau: thứ nhất, toà án là thiết chế được trao thẩm quyền xét xử, qua đó, ra quyết định xử lý và ngăn ngừa các vi phạm đối với quyền con người, quyền công dân; thứ hai, mặc dù nhiệm vụ bảo vệ các

quyền con người, quyền công dân chưa được xác định là nhiệm vụ đầu tiên của Toà án theo quy định của Hiến pháp, nhưng nhiệm vụ bảo vệ các quyền công dân vẫn được xác định là nhiệm vụ trọng yếu của thiết chế này, chẳng hạn Hiến pháp 1992 quy định tại Điều 126 như sau:

Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. [Hiến pháp 1992]

Bên cạnh đó, theo nghĩa rộng, các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước cũng có vai trò nhất định trong vấn đề này.

Về hệ thống toà án, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, hệ thống toà án, bao gồm Toà án tối cao, các toà án phúc thẩm, các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp, đã đóng một vai trò quan trọng việc bảo vệ các QCN, QCD, thông qua chức năng xét xử nhằm xử lý hành vi vi phạm nhân quyền,

79

cũng như đưa ra quyết định về những biện pháp khắc phục đối với nạn nhân của các vi phạm. Để đảm bảo sự tham gia của công dân trong công tác tư pháp, theo Hiến pháp 1946, đối với các vụ án hình sự, phụ thẩm nhân dân tham gia ý kiến với việc tiểu hình và cùng quyết định với thẩm phán với việc đại hình. Hiến pháp 1946 cũng ghi nhận nguyên tắc xét xử độc lập của thẩm phán thông qua quy định các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp.

Dù có sự thay đổi về mặt tổ chức của hệ thống toà án qua các bản Hiến pháp sau này của Việt Nam, nguyên tắc độc lập trong xét xử luôn được ghi nhận đối với Toà án. Theo đó, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Hiến pháp 1946 ghi nhận Thẩm phán được bổ nhiệm bởi Chính phủ. Hiến pháp 1959 và 1980 ghi nhận chế chế độ bầu Thẩm phán. Tuy nhiên, chế độ thẩm phán bầu trải qua kiểm chứng thực tế đã tỏ ra không đảm bảo được tính ổn định và phẩm chất nghề nghiệp của thẩm phán, do vậy, đến Hiến pháp 1992, chức danh Thẩm phán quay trở lại cách thức hình thành bằng con đường bổ nhiệm.

Với cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và liên tục được hoàn thiện, thể hiện qua việc thành lập thêm các toà án chuyên trách về sau này, hệ thống toà án đã đóng vai trò cốt lõi trong việc bảo vệ các QCN, QCD trong một thời gian dài ở Việt Nam (tính đến trước Hiến pháp 2013). Dù vậy, những đóng góp của hệ thống toà án ở Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu thể hiện qua việc bảo vệ các QCN, QCD về mặt dân sự (các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; các quyền về tài sản) và một số quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, và chủ yếu là các quyền của cá nhân. Hiệu quả bảo vệ các quyền chính trị (quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý xã hội) và một số quyền dân sự gắn liền với chính trị (tự do ngôn luận, báo chí, hiệp hội, hội họp..) rất mờ nhạt. Tương tự, trong thời kỳ này, hệ thống toà án cũng chưa

80

phát huy đúng mức vai trò trong việc bảo vệ các quyền tập thể của các nhóm xã hội, như quyền về văn hoá, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền của người thiểu số, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trong đó bao gồm thực tế là phần lớn các QCN, QCD được ghi nhận theo các Hiến pháp Việt Nam từ trước tới nay đều được xem là không có hiệu lực áp dụng trực tiếp, trong khi các toà án lại chưa được trao quyền giải thích Hiến pháp và hệ thống pháp luật chuyên ngành chậm cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, nên trong thực tế nhiều vi phạm các quyền hiến định đã không được toà án giải quyết. Ngoài ra, đối với các quyền chính trị và các quyền dân sự nhạy cảm, vai trò của toà án trong việc xử lý vi phạm rất hạn chế, chủ yếu là do hệ thống toà án ở Việt Nam từ Hiến pháp 1959 được xây dựng với mục đích bảo vệ chế độ chính trị, vì thế toà án thường đứng về phía các cơ quan nhà nước.

Bên cạnh thiết chế nòng cốt là hệ thống toà án, cơ quan lập pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ QCN, QCD trong Hiến pháp. Cơ quan lập pháp tại Việt Nam là Nghị viện - cơ quan có quyền cao nhất theo Hiến pháp 1946, Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất theo Hiến pháp 1959, 1980, 1992 là cơ quan đại diện cho người dân, hình thành bằng con đường bầu cử dân chủ trên nền tảng các nguyên tắc trực tiếp, phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Với vị trí này, Nghị viện/Quốc hội Việt Nam được trao thẩm quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có quyết định ngân sách, quyết định ký kết các hiệp ước quốc tế về QCN, quyết định lấy ý kiến nhân dân trong các vấn đề quan trọng có quan hệ đến vận mệnh quốc gia thông qua nhân dân bỏ phiếu phúc quyết, trưng cầu dân ý. Từ Hiến pháp 1959, Quốc hội còn được trao quyền lập hiến. Như vậy, thông qua chức năng làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các QCN trở thành các quyền hiến định và bảo

81

vệ các quyền này đối với các chủ thể là công dân Việt Nam cũng như những chủ thể không phải là công dân Việt Nam. Hay nói cách khác, với quy định này, Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khách thể của cơ chế bảo vệ QCN, QCD theo Hiến pháp. Bên cạnh đó, bằng chức năng lập pháp, Nghị viện/Quốc hội cụ thể hoá các quy định về QCN, QCD theo Hiến pháp bằng các luật thực định cũng như thiết lập những phương thức bảo vệ các quyền này trong khuôn khổ pháp luật.

Bên cạnh đó, từ Hiến pháp 1959, Quốc hội còn được trao chức năng giám sát thực thi Hiến pháp (chức năng giám sát thi hành Hiến pháp theo Hiến pháp 1959 và chức năng giám sát tối cao với việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật theo Hiến pháp 1980 và 1992). Như vậy, với chức năng giám sát, Quốc hội bảo vệ các QCN, QCD thông qua việc phát hiện và ngăn ngừa những hành vi vi phạm QCN của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước.

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)