trong Hiến pháp Việt Nam cần gắn với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền [23]
Tình hình nhân quyền ở một quốc gia thường được đánh giá trước hết qua các quy định bảo vệ QCN, QCD trong hiến pháp và mức độ tuân thủ hiến pháp của các chủ thể công quyền. QCN được coi như là trung tâm trong trật tự hiến định của nhà nước hiện đại, không chỉ chi phối việc xác lập mối quan hệ giữa cá nhân, nhóm và nhà nước, mà còn tác động đến việc thiết lập cấu trúc nhà nước, các quy trình ra quyết định và giám sát. Do đó, các quy định về QCN, QCD là một phần không thể thiếu trong hiến pháp hiện đại. Đồng thời, những hạn chế trong việc thực thi QCN, dù là quyền cá nhân hay quyền tập thể, ở cấp độ quốc gia thường bắt nguồn từ những thiếu sót trong hiến pháp.
Các bản hiến pháp hiện đại trên thế giới hiện đều xác định một tập hợp các QCN, QCN trong mối quan hệ với nhà nước và xã hội. Tập hợp các quyền này không đơn thuần chỉ là những quy định trong hiến pháp mà còn đóng vai trò là bản tuyên bố các giá trị cơ bản của xã hội, như nhân phẩm, tự do, bình đẳng, công bằng và công lý. Để làm hài hòa với các giá trị này, việc hiến định các QCN, QCD và cơ chế bảo vệ các quyền đó trong hiến pháp cần phải được thực hiện theo một cách tiếp cận phù hợp.
Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người (Human Rights Based Approach) là một nguyên tắc do các tổ chức quốc tế đề ra đầu tiên là để áp
126
gia. Cụ thể, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận dựa trên sự cân bằng giữa hai yếu tố: nội dung quyền và cách thức thực thi quyền. Nói cách khác, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận quyền dành sự quan tâm như nhau đối với nội hàm của quyền và việc quyền đó được thực thi như thế nào trên thực tế [117, tr.8 - 9]. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp này đang được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong việc xây dựng, thực hiện mọi chính sách, pháp luật ở các nhiều nước trên thế giới, trong đó có hiến pháp (tiêu chuẩn về quyền con người thể hiện mức độ tối thiểu chấp nhận được của việc thụ hưởng quyền, ví dụ như phổ cập giáo dục tiểu học phổ cập, tiếp cận phổ cập các dịch vụ y tế, an sinh xã hội cơ bản).
Áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền vào việc xây dựng và vận hành các thể chế và thiết chế hiến định về QCN, QCD không những cho phép các chủ thể thụ hưởng quyền cũng như các chủ thể có nghĩa vụ phát hiện ra những thiếu sót về vấn đề này trong hiến pháp, mà còn góp phần bảo vệ các quyền hiến định trong thực tế.
Về mặt thể chế, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền đảm bảo sự tham gia người dân vào việc xây dựng các quy định về QCN, QCD trong hiến pháp. Càng có sự tham gia rộng rãi của các thành phần trong xã hội thì những quá trình xây dựng cơ chế bảo vệ các quyền hiến định càng thành công, vì người dân có thể nêu quan điểm của mình và thảo luận về những yêu cầu, điều kiện và biện pháp để bảo vệ các quyền của mình một cách hiệu quả trong thực tế.
Về mặt thiết chế, áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong việc xây dựng cơ chế bảo vệ QCN, QCD trong hiến pháp cũng giúp xác định nghĩa vụ và tăng cường trách nhiệm tuân thủ các QCN, QCD đã được hiến định của các chủ thể có nghĩa vụ. Ở đây, việc áp dụng phương pháp này góp phần hiện thực hóa mục đích của hiến pháp, đó là xây dựng một nền quản trị tốt vì QCN. Các nguyên tắc của phương pháp tiếp cận dựa trên quyền cũng
127
chính là những nguyên tắc chung của chủ nghĩa hiến pháp và nền dân chủ hiện đại, bao gồm: [166, tr.4 -7; 167, tr.4-5; 168, tr.2-8] sự tham gia; phân chia quyền lực; pháp quyền; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình.
Tóm lại, chế định QCN, QCD trong hiến pháp và các thiết chế bảo đảm thực thi chế định đó không được soạn thảo chỉ để sử dụng trong một thời gian ngắn, mà để áp dụng một cách lâu dài. Nó không chỉ có tác dụng bảo vệ các cá nhân mà còn đóng vai trò trụ cột của một xã hội dân chủ. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền sẽ giúp xây dựng cơ chế hiến định bảo vệ QCN, QCD hợp lý và và bền vững, bằng cách đặt các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và nghĩa vụ tương ứng của nhà nước vào vị trí trung tâm, đồng thời làm rõ và hài hoà hoá mối quan tâm của các chủ thể, cả chủ thể có quyền (người dân) và chủ thể có nghĩa vụ (nhà nước). Không chỉ vậy, việc áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền còn giúp cả chủ thể thụ hưởng quyền và chủ thể có nghĩa vụ nhận thức được về các quyền và nghĩa vụ của mình cùng với những giới hạn tương ứng, để có thể hành xử và thực hiện đúng theo các quy tắc hiến định [146, tr.3 -10].