quyền công dân theo Hiến pháp hiện hành
Hiến pháp 2013 có thể coi là bản Hiến pháp trong thời kỳ hội nhập, đánh dấu bước phát triển quan trọng về mặt nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo vệ các QCN. Những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về QCN đã góp phần định hướng cho việc cải cách các quyền hiến định trong giai đoạn này, thể hiện nổi bật thông qua các quan điểm sau: (i) QCN là giá trị chung của toàn nhân loại; (ii) QCN có tính phổ biến, có nguồn gốc tự nhiên song phải được pháp luật quy định; (iii) QCN cần được tôn trọng và bảo đảm một cách bình đẳng; (iv) Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy QCN trước hết là trách nhiệm của mỗi quốc gia; (v) Bảo vệ và thúc đẩy QCN gắn liền với việc bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, bình đẳng và cuộc sống phồn vinh ở mỗi quốc gia và trên thế giới; (vi) Đối thoại và hợp tác quốc tế là yêu cầu cần thiết, khách quan để bảo vệ và thúc đẩy QCN; (viii) Bảo vệ và thúc đẩy QCN là mục tiêu của Đảng và Nhà nước Việt Nam, là yêu cầu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền và là động lực cho việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ góc độ kinh tế, với những cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh, giúp cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên đạt Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc (LHQ) về xóa đói giảm nghèo. Thành công về tăng trưởng và ổn định kinh tế trong thời gian qua của Việt Nam đã góp phần không nhỏ để ngày càng bảo đảm tốt hơn các quyền của người dân trên mọi lĩnh vực. Hoà nhập chung với xu hướng phát triển kinh tế gắn liền với phát triển bền vững, bảo vệ
115
môi trường và quyền được sống trong môi trường trong lành cũng là những vấn đề được thảo luận xuyên suốt quá trình soạn thảo Hiến pháp. Trải qua những cuộc thảo luận sâu rộng trong những diễn đàn chính thức lẫn không chính thức, Hiến pháp 2013 được thông qua với những tiến bộ đáng kể trong các quy định về QCN, QCD theo hướng tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế về QCN. Mặc dù vậy, bên cạnh những ưu điểm, cơ chế bảo vệ QCN, QCD trong Hiến pháp 2013 vẫn còn một số hạn chế, làm giảm hiệu quả của cơ chế này trên thực tế [170], cụ thể như sau: