dân trong các bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992
Mặc dù các bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992 đều không đề cập đến thuật ngữ “cơ chế bảo vệ” với các quyền hiến định, tuy nhiên thông qua các quy định có liên quan, có thể thấy đã có những thành tố của cơ chế này trong các hiến pháp, trong đó đặc biệt là về mặt thể chế.
Bên cạnh đó, cũng có thể thấy các quy định về QCN, QCD trong các Hiến pháp từ 1946 đến 1992 chịu những ảnh hưởng nhất định từ tư tưởng về QCN và tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước 1945. Về tư tưởng nhân quyền, trước năm 1945, Việt Nam chưa có hiến pháp, thuật ngữ “nhân quyền” hay “quyền con người” cũng không được đề cập đến. Tuy nhiên, những ý niệm về quyền con người đã được hình thành trong tập quán, sáng tác dân gian, và trong tư tưởng lập pháp thời kỳ quân chủ. Việt Nam trải qua nhiều cuộc
82
chiến tranh với lân bang nên hình thành tư tưởng đoàn kết và dung hòa để cùng sinh sống, do vậy, nên cả sự tương hợp, gắn bó, chống lại cái ách bất công và áp bức thường được thể hiện khá rõ nét qua các tác phẩm văn học dân gian [1, tr.22 - 23]. Những ý niệm này đã phần nào ảnh hưởng đến pháp luật thời kỳ quân chủ thông qua các quy định mang tính nhân văn, tinh thần khoan dung, nhân đạo, thể hiện trước hết trong Quốc triều Hình luật (thế kỷ 15, còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức) [72]. Dù nhiều quy định trong Bộ luật còn mang tính hà khắc những đã bảo vệ những giá trị con người nhất định, nhất là đã cân nhắc đến vấn đề quyền phụ nữ, quyền của nô lệ thời đó, thể hiện rõ qua một số chương: Danh lệ (Quyển 1); Hộ hôn, Điền sản, Đấu tụng, Đoán ngục (Quyển 2) [63, tr.182].
Tư tưởng lập hiến bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là một giai đoạn lịch sử đầy biến động trong lịch sử Việt Nam, đồng thời, những cuộc cách mạng tại các quốc gia cùng khu vực Châu Á như Cách mạng Nhật Bản và Trung Quốc thúc đẩy người Việt yêu nước vào đầu thế kỷ trước tìm đến Tân thư, nơi chứa đựng những kiến thức mới, gồm cả các kiến thức về hiến pháp, chính trị, luật pháp [35, tr.26] đã góp phần thúc đẩy các phong trào nhân dân đứng lên giành độc lập và bảo vệ phẩm giá con người.
Tư tưởng lập hiến cũng như truyền thống về tinh thần nhân văn, nhân đạo hình thành trong lịch sử đã ảnh hưởng đến quan điểm về bảo vệ QCN, QCD ở những mức độ nhất định, thể hiện ở quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ QCN gắn liền với bảo vệ quyền tự quyết của dân tộc, theo đó, quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình [6]. Bên cạnh đó, là tính nhân đạo trong pháp luật, thể hiện rõ rệt nhất thông qua các nguyên tắc mang tính nhân đạo trong Bộ luật Hình sự.
83
Vị trí và nội dung của chế định về QCN, QCD trong các Hiến pháp từ 1946 đến 1992 có sự thay đổi nhất định do ảnh hưởng của đường lối chính trị trong từng giai đoạn lịch sử. Có thể nói rằng sự phát triển của chế định này tương ứng với những bước phát triển của Hiến pháp Việt Nam qua từng thời kỳ.
Hiến pháp năm 1946 được biết đến là bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam cũng như bản hiến pháp dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, mang những giá trị tự do và tiến bộ, đồng thời đặt nền móng cho khuôn khổ bảo vệ QCN theo hiến pháp cho các bản Hiến pháp về sau. Hay nói cách khác, Hiến pháp 1946 đã hình thành khuôn mẫu nhằm điều chỉnh các QCN, QCD cho các bản Hiến pháp về sau, đồng thời thiết lập nền tảng cho việc ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ các quyền tự nhiên của con người.
Nguyên nhân của sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống quyền công dân được ghi nhận theo Hiến pháp năm 1946 và các bản Hiến pháp ngay sau đó (1959 và 1980) bắt nguồn từ hoàn cảnh chính trị xã hội tại thời điểm các bản Hiến pháp ra đời. Hiến pháp 1946 được hình thành trong môi trường chính trị đa nguyên, mặc dù còn nhiều ý kiến trái ngược liên quan đến các ý tưởng cơ bản của nó, song vẫn là minh chứng cho một sự đồng thuận của nhiều thành phần trong xã hội, thậm chí của những nhóm trong xã hội có sự đối lập về mặt tư tưởng [62]. Ngoài ảnh hưởng từ học thuyết về các quyền tự nhiên, tính đa nguyên đã giúp Hiến pháp 1946 tiếp cận được mọi nhóm trong xã hội với lợi ích và mối quan tâm khác nhau, nhằm tận dụng mọi nguồn lực giữ vững chính quyền còn non trẻ, mới giành được độc lập. Trong khi đó, Hiến pháp 1959 và 1980 được xây dựng dựa trên ý tưởng về nền dân chủ nhân dân và chuyên chính vô sản, do ảnh hưởng từ hệ tư tưởng Mác – Lênin, song song với hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung từ Liên Xô. Chính vì vậy, các bản hiến pháp này có xu hướng rời xa ý tưởng về quyền tự nhiên, thay vào đó là nhấn
84
mạnh ý tưởng về các quyền pháp lý, mà trong đó, QCN, QCD được thừa nhận và bảo đảm bởi nhà nước do một đảng chính trị là đảng cộng sản lãnh đạo. Từ góc độ của một số nhà nghiên cứu nước ngoài, các bản Hiến pháp Việt Nam thời kỳ này được sử dụng như một công cụ để thực thi các chính sách chính trị, kinh tế và xã hội của nhà nước, khác với tính chất nguyên thuỷ của hiến pháp là bản khế ước xã hội do người dân lập ra để uỷ thác và giới hạn quyền lực của nhà nước [156, tr.42]. Kết quả là vào cuối những năm 1980, hệ thống QCD xã hội chủ nghĩa đã được thiết lập thông qua một số bản hiến pháp của Việt Nam mà trong đó, không có sự phân biệt giữa QCN và QCD, mà thay vào đó, QCN được bảo đảm thông qua hệ thống quyền và nghĩa vụ công dân theo lý thuyết xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các quyền xã hội, kinh tế, chính trị được nhấn mạnh hơn các quyền dân sự, chính trị do ảnh hưởng của mô hình quản lý theo Hiến pháp lúc bấy giờ. Quyền và nghĩa vụ của công dân phải gắn liền với quyền làm chủ tập thể, lợi ích cộng đồng/xã hội phải được ưu tiên và các quyền và nghĩa vụ của công dân tương ứng với vị trí của họ trong mối quan hệ với nhà nước.
Tuy nhiên, từ giữa những năm 1980, cùng với sự chuyển hoá từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nhiều quyền dân sự chính trị cơ bản, bao gồm quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, dần dần được công nhận trở lại và bảo vệ bởi pháp luật. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản, do nền tảng kinh tế của đất nước lúc này đã thay đổi, nên những phạm trù thuộc kiến trúc thượng tầng của nhà nước, tức là luật pháp và hiến pháp, cũng phải được cải cách [122, tr.45-47].
Bên cạnh đó, do yêu cầu về hội nhập, Đảng và Nhà nước ta bắt đầu dành sự quan tâm đối với các điều ước quốc tế về QCN, qua đó, tiếp cận những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế nhằm hoàn thiện hệ thống bảo vệ quyền trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sửa đổi Hiến pháp 1992 và 2013 sau này.
85
Hiến pháp 1992 lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “quyền con người” tại Điều 50, đồng thời khẳng định QCN được tôn trọng bởi Nhà nước Việt Nam. Điều này không những thể hiện nhận thức mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề QCN mà còn thể hiện ảnh hưởng trở lại của lý thuyết về các quyền tự nhiên mà theo đó, QCN là các giá trị thuộc về cá nhân, Nhà nước không được can thiệp một cách tuỳ tiện vào việc thụ hưởng các quyền này. Bên cạnh đó, Hiến pháp 1992 lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ nền kinh tế thị trường theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các QCN, đặc biệt là các quyền thuộc lĩnh vực kinh tế.
Tuy có những thay đổi về cách tiếp cận như trên, song xét về tổng thể, các bản Hiến pháp 1946 đến 1992 đã bắt nhịp với xu hướng chung của thế giới trên phương diện cấu trúc và số lượng các quyền, cũng như đã thể hiện tương đối rõ ràng, cụ thể các nguyên tắc nền tảng cho việc ghi nhận và thực thi các quyền này.
Mặc dù vậy, chế định QCN, QCD qua các bản Hiến pháp Việt Nam từ 1946 đến 1992 vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, cả về mặt nội dung và kỹ thuật lập hiến, cụ thể như sau:
Thứ nhất, hệ thống quyền được ghi nhận theo Hiến pháp còn chưa đầy
đủ. So với các quyền được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về QCN và hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, các bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992 của Việt Nam chưa đề cập đến một số quyền cơ bản như: quyền sống; tự do tư tưởng, ý kiến, quan điểm; quyền không bị bắt làm nô lệ, nô dịch hoặc cưỡng bức lao động; quyền được im lặng hoặc không phải tự chứng minh mình không phạm tội; quyền không bị xét xử hai lần vì cùng một hành vi phạm tội; quyền không bị tra tấn; quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng; các quyền của người không quốc tịch. Bên cạnh đó, có những quyền đã được quy định hoặc hàm chứa trong quy định của các Hiến pháp
86
nhưng nội hàm chưa đầy đủ. Ví dụ, quyền được có nơi ở [54, Điều 62] theo quy định của pháp luật Việt Nam là quyền được xây dựng nhà ở, cho thuê và được thuê nhà, nhưng theo luật nhân quyền quốc tế và hiến pháp một số quốc gia, quyền có nơi ở thích đáng còn hàm ý nghĩa vụ của nhà nước trong việc hỗ trợ tạo lập chỗ ở. [144, tr.30]
Thứ hai, hầu hết quy định về quyền trong các Hiến pháp 1959, 1980,
1992 bắt đầu bằng việc khẳng định: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do
Hiến pháp và luật quy định" (ví dụ, Điều 51 Hiến pháp 1992) hoặc “Nhà nước bảo đảm”; “Nhà nước có kế hoạch”; “Nhà nước ban hành”; “Nhà nước quy định”; “Nhà nước có chính sách”, “Nhà nước bảo hộ (các Điều 53, Điều 54;
56; 57; 58… Hiến pháp 1992). Cách quy định như vậy phản ánh tư duy cực đoan về quyền pháp lý, xem QCN, QCD là do nhà nước tạo ra và “ban phát” cho công dân của mình. Điều này là một trở ngại lớn về mặt nhận thức trong việc bảo vệ các quyền hiến định trong thực tế, bởi một chủ thể “ban phát” quyền thì theo logic sẽ tự cho mình quyền được hạn chế, “cắt xén”, tước bỏ quyền của chủ thể được ban phát.
Trong khi đó, theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế, trong khi không phủ nhận vai trò của nhà nước và pháp luật trong việc hiện thực hoá các QCN, cần nhận thức rằng QCN là những giá trị tự nhiên, thiêng liêng, vốn có của mọi con người, nên không thể bị tuỳ tiện cắt bỏ hoặc hạn chế bởi bất kỳ chủ thể nào, kể cả nhà nước. Từ một góc độ khác, theo lý thuyết về chủ quyền nhân dân, nhà nước là thiết chế quyền lực công, do người dân lập ra, được người dân uỷ thác một số quyền lực để thay mặt người dân quản lý xã hội. Do đó, về mặt tự nhiên, nhà nước phải thừa nhận và có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm thực hiện chứ không phải là chủ thể tạo ra hay ban phát các quyền cho người dân. Xuất phát từ cách tiếp cận đó, quy định về quyền trong Hiến pháp của nhiều quốc gia khác thường bắt đầu bằng tuyên bố: “Công dân
87
có quyền …” hoặc “Công dân được tự do trong việc…”. Đây cũng là cách
quy định của luật nhân quyền quốc tế.
Trong thực tế, hạn chế nêu trên chỉ xuất hiện trong các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 mà không xảy ra trong Hiến pháp đầu tiên 1946 và Hiến pháp hiện hành 2013. Ví dụ, các quy định trong Chương II Hiến pháp 1946 thể hiện rất rõ vị thế chủ thể quyền của người dân, như: “Tất cả công dân Việt Nam
đều ngang quyền...” (Điều 6); “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật...” (Điều 7); “ Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản...” (Điều 10) …. [60, tr.149 - 150].
Thứ ba, đồng nhất “quyền con người” và “quyền công dân”
Như đã nêu ở các phần trên, trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 chỉ đề cập đến khái niệm QCD mà chưa đề cập đến khái niệm QCN. Lần đầu tiên khái niệm QCN được ghi nhận tại Điều 50 Hiến pháp 1992. Tuy nhiên, quy định này vẫn đồng nhất QCN với QCD, trong khi trong thực tế, đây là hai khái niệm tuy có nhiều điểm chung nhưng không hoàn toàn giống nhau về tính chất, nội hàm và đặc biệt là về chủ thể, phạm vi áp dụng. Việc đồng nhất giữa quyền con người và quyền công dân trong thực tế đã làm hẹp đi phạm vi các quyền, và cả phạm vi chủ thể được hưởng các quyền hiến định trong Hiến pháp 1992, khi mà hầu hết các quy định về quyền trong bản Hiến pháp này đều giới hạn chủ thể của quyền là “công dân”, trong khi đúng ra cần phải là “mọi người”.
Thứ tư, các Hiến pháp từ 1946 đến 1992 đều không ghi nhận nguyên
tắc hạn chế quyền trong tình trạng khẩn cấp. Việc thiếu những nguyên tắc này có thể dẫn tới sự tuỳ tiện của các cơ quan nhà nước, song cũng đồng thời dẫn tới những hành động cực đoan của một số cá nhân trong việc thực hiện các quyền hiến định trong thực tế.
Về mặt thiết chế, các cơ quan tư pháp là thiết chế quan trọng trong cơ
88
những hạn chế về tổ chức và năng lực nên hiệu quả bảo vệ một số quyền hiến định, đặc biệt là các quyền chính trị và quyền của nhóm, của hệ thống toà án trong giai đoạn này cũng rất hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dù nguyên tắc độc lập được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay, tuy nhiên tư pháp có thực sự độc lập trên thực tế hay không vẫn là một vấn đề mang ít nhiều nghi vấn. Nguyên tắc độc lập tư pháp với tư cách là một phần của Hiến pháp Việt Nam, phát triển cùng với sự phát triển của Hiến pháp dưới sự ảnh hưởng của bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta qua từng thời kỳ. Hệ thống tư pháp hiện nay ở nước ta được xây dựng từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt nam thực sự trở thành một quốc gia độc lập. Kể từ khi thành lập, các cơ quan tư pháp đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ các QCN, QCD nói chung và các QCN, QCD được hiến định nói riêng, tuy nhiên hoạt động thực tiễn của các cơ quan tư pháp vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, một trong số đó là nguyên tắc độc lập tư pháp vẫn chưa bảo đảm trên thực tế, thể hiện thông qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tập quyền là cơ sở cho tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước Việt Nam có thể có ảnh hưởng đối sự độc lập của tòa án bởi quyết định của tòa án khó tránh khỏi phụ thuộc vào sự chỉ dẫn, sự can thiệp của các cơ quan nhà nước khác. Trên thực tế, hiện tượng can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa án và thẩm phán còn diễn ra khá phổ biến, ở nhiều cấp độ, dưới nhiều hình thức, ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư và chỉ tuân theo luật pháp trong hoạt động ra quyết định của thẩm phán. Nhìn chung tư