Quyền con người được coi là giá trị chung của toàn nhân loại, thuộc về mọi cá nhân mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào dựa trên các cơ sở về chủng tộc, quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc bất kỳ cơ sở nào khác [153, Điều 2]. Quyền con người là
những bảo đảm pháp lý toàn cầu trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, bảo vệ các cá nhân/nhóm chống lại các hành động hoặc sự
bỏ mặc làm tổn hại đến các quyền, tự do cơ bản, nhân phẩm [143, tr.1].
Ngoài nguyên tắc về tính phổ quát, các nguyên tắc khác như tính không thể tước bỏ, không thể phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau cũng được phản ánh thông qua các quy định về QCN trong các điều ước quốc tế, các văn kiện của khu vực và pháp luật các nước, trong đó có Hiến pháp, đạo luật có giá trị pháp lý tối cao trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Xuất phát từ những quyền tự nhiên, bất khả xâm phạm của con người, QCD là những quyền được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia và đảm bảo đối với công dân của nước mình. Hay nói cách khác, QCD là một tập hợp những QCN được pháp luật một nước ghi nhận và bảo đảm đối với công dân của nước mình. Hệ thống QCN, QCD ở mỗi quốc gia có thể được quy định khác nhau, có thể tương thích hoặc chưa được tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về QCN. Khái niệm QCD cũng xuất hiện cùng với sự ra đời của Hiến pháp. Chính những cuộc cách mạng tư sản đã đưa con người từ
38
địa vị thần dân lên địa vị công dân và pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các QCD [12, tr.99].
Quyền công dân thể hiện mối quan hệ pháp lí giữa Nhà nước và những cá nhân nhất định, không phải cá nhân nào cũng được thừa nhận là công dân của một quốc gia. Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về một nhà nước nhất định. Khi một cá nhân được thừa nhận với tư cách là công dân của một nước thì sẽ được quốc gia đó bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài, đồng thời cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định đối với quốc gia đó. Khái niệm công dân luôn gắn liền với khái niệm quốc tịch. Để xác định một cá nhân là công dân của nước nào phải căn cứ vào quốc tịch của cá nhân đó, cá nhân không có quốc tịch sẽ không được thừa nhận là công dân của một nước. Theo đó, cá nhân với tư cách là công dân của một nước sẽ được hưởng đầy đủ quyền và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật nhà nước đó quy định. Mọi cá nhân sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia sẽ đều được pháp luật quốc gia đó bảo hộ tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm, được bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, quyền đảm bảo bí mật thư tín và quyền sáng chế, thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Chỉ có những cá nhân có tư cách là công dân mới có thể có các quyền như: quyền tham gia quản lí công việc nhà nước, quyền bầu cử, ứng cử.... Ngược lại, cá nhân không phải công dân chỉ có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, không phải thực hiện nghĩa vụ của công dân như nghĩa vụ quân sự hay nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân....
Chế định QCN, QCD là một trong những chế định quan trọng của hiến pháp các quốc gia, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và các thể nhân, có thể là công dân hoặc không phải công dân, làm nền tảng cho việc quy định quyền và nghĩa vụ trong các ngành luật khác.
39