Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân góp phần củng cố và bảo vệ chủ quyền của nhân dân

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 69 - 70)

củng cố và bảo vệ chủ quyền của nhân dân

Chủ quyền nhân dân có nghĩa nhân dân là người nắm giữ và là nguồn gốc của mọi quyền lực chính trị. Thừa nhận chủ quyền nhân dân là một trong những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng quốc gia dân chủ, phần lớn hiến pháp của các nước trên thế giới ngày nay đều xem chủ quyền nhân dân là một trong những nguyên tắc cơ bản của hiến pháp [3, tr. 57-60].

Như vậy, cơ chế bảo vệ các quyền hiến định cũng là cơ chế bảo vệ chủ quyền của nhân dân. Bên cạnh đó, bằng việc ghi nhận, bảo đảm, thực thi các quyền bầu cử từ cấp quốc gia đến địa phương, bỏ phiếu trong trưng cầu dân ý hoặc đóng góp ý kiến khi được nhà nước yêu cầu tham vấn…, cơ chế bảo vệ các QCN, QCD cũng góp phần thúc đẩy việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp được ghi nhận theo hiến pháp. Trên lý thuyết, chủ quyền nhân dân tức là chủ quyền thuộc về mọi công dân, hay nói cách khác, những quyết định liên

63

quan đến quốc gia dân tộc cần có sự chấp thuận của mọi thể nhân có tư cách quốc tịch của quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, không thể thực hiện dân chủ trực tiếp với tất cả mọi vấn đề của đất nước [58, tr.136-137]. Do đó, người dân phần lớn thực thi quyền lực của mình thông qua các hình thức dân chủ gián tiếp bằng cách bầu ra những người đại diện cho mình. Trưng cầu dân ý được coi là hình thức dân chủ trực tiếp thể hiện ý chí nhân dân ở mức cao nhất vì có sự tham gia ý kiến của mọi công dân. Nguyên tắc chủ quyền nhân dân đòi hỏi những vấn đề quan trọng của đất nước phải được đưa ra trưng cầu dân ý. Những vấn đề đó thường liên quan đến các quyền hiến định và được ghi nhận trong hiến pháp các quốc gia. Vì thế, trưng cầu dân ý cũng là cơ sở cho cơ chế bảo vệ các QCN, QCD trên thực tế, đặc biệt là các quyền cơ bản trong lĩnh vực dân sự và chính trị.

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)