Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam cần gắn với hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 137 - 139)

trong Hiến pháp Việt Nam cần gắn với hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước

131

thiết chế được thực hiện bởi chính nhà nước và người dân nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích và hiệu quả [88, tr.35 - 39]. Theo nghĩa rộng, kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm cả việc thiết kế, tổ chức, vận hành bộ máy nhà nước và theo dõi, xem xét, đánh giá việc sử dụng/áp dụng quyền lực nhà nước trong thực tiễn, còn theo nghĩa hẹp, đây chỉ là những hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan và công chức nhà nước [25].

Nhìn từ góc độ bộ máy công quyền, các vi phạm nhân quyền phần lớn bắt nguồn từ sự lạm dụng quyền lực nhà nước. Vì vậy, tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước cũng chính là bảo vệ nhân quyền. Cụ thể, thông qua việc kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ giúp phòng ngừa những hành vi tuỳ tiện tước bỏ hay hạn chế QCN, QCD của các cơ quan và công chức nhà nước.

Ngược lại, việc bảo vệ tốt QCN, QCD, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị như tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội… cũng sẽ góp phần hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước, bởi khi các quyền và tự do của con người được bảo vệ thì hoạt động của các chủ thể công quyền sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ và toàn diện bởi toàn thể người dân. Hoạt động giám sát đó sẽ giúp phát hiện và ngăn ngừa những hành vi vi phạm quyền lực của chủ thể công quyền, trong đó có những vi phạm các QCN, QCD [115].

Trong thực tế, chủ thể của quyền lực nhà nước cũng chính là chủ thể cơ bản nhất trong những chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền hiến định (theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế, chủ thể đầu tiên có nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền chính là nhà nước). Nhà nước – mà thể hiện thông qua mọi chủ thể công quyền từ cấp trung ương đến địa phương, thuộc tất cả các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp - khi thực hiện chức năng quản lý xã hội, có trách nhiệm bảo vệ các QCN, QCD.

132

QCN, QCD cần gắn với việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, bởi lẽ hai cơ chế này có mối liên hệ mật thiết, gắn bó, không tách rời nhau.

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 137 - 139)