Thể chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp hiện hành

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 98 - 109)

pháp hiện hành

3.2.1. Thể chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp hiện hành pháp hiện hành

Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đề ra và trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bản Hiến pháp này đã tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới như chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường; chuyển từ cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể của tổ chức bộ máy nhà nước sang đề cao trách nhiệm cá nhân; tạo tiền đề cho thực hiện cải cách tư pháp, lập pháp, hành chính… Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp về mọi mặt, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vào năm 2011 đã đề ra những chủ trương, định hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển, toàn diện, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới [71].

92

thứ 6 nhằm thể chế hoá những chủ trương mới mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, trong đó các quy định về QCN, QCD được hiến định tập trung trong một chương, gồm 36 điều. Về vị trí, giống như Hiến pháp 1946, chương quy định về QCN, QCD đã được dành một vị trí trang trọng trong Hiến pháp, chỉ ngay sau chương I quy định về chế độ chính trị. Cùng với các nguyên tắc hiến định, các quy định về QCN, QCD trong Hiến pháp 2013 chính là nền tảng về mặt thể chế cho cơ chế bảo vệ QCD, QCD hiện hành.

3.2.1.1. Các nguyên tắc hiến định về bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp hiện hành

Nguyên tắc về kiểm soát quyền lực nhà nước

Kiểm soát quyền lực nhà nước về bản chất là việc theo dõi, giám sát và ngăn ngừa những hành vi lạm dụng quyền lực của các cơ quan, quan chức nhà nước. Bởi nhà nước có nhiều khả năng trở thành thủ phạm chính của các vi phạm nhân quyền và bản chất của vi phạm nhân quyền chính là sự lạm dụng quyền lực nhà nước, cho nên việc kiểm soát quyền lực nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ các quyền hiến định.

Hiến pháp 2013 đã tái khẳng định và mở rộng nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phân nhiệm giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đã từng được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992. Theo đó, Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp [55, Điều 2]. Thuật ngữ “kiểm soát” quyền lực nhà nước lần đầu tiên xuất hiện trong Hiến pháp đã mở ra triển vọng mới cho việc bảo vệ các QCN, QCD trong thời đại mới. Kiểm soát quyền lực chính là phương thức vận hành quyền lực nhà nước dân chủ, dù là dân chủ tư sản hay dân chủ XHCN, vì chỉ bằng kiểm soát, phân chia hay phân công/phân nhiệm quyền lực nhà nước thì chủ quyền nhân dân mới được

93

thực hiện trên thực tế. Bên cạnh việc bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, kiểm soát quyền lực nhà nước còn góp phần ngăn chặn, phát hiện những hành vi vi phạm QCN, QCD từ các chủ thể công quyền khi thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong việc ghi nhận, bảo đảm thực thi và giám sát thực thi các quyền hiến định [15].

Nguyên tắc về chủ quyền nhân dân

Chủ quyền nhân dân là một nguyên tắc nền tảng của các xã hội dân chủ hiện đại, trong đó khẳng định rằng tính hợp pháp (hay tính chính danh) của Nhà nước phải được xác lập và duy trì dựa vào ý chí hoặc sự đồng thuận của nhân dân. Theo nghĩa đó, việc khẳng định nguyên tắc chủ quyền nhân dân có ý nghĩa to lớn với việc bảo vệ các quyền hiến định, bởi lẽ dựa trên nguyên tắc này, người dân có quyền xác nhận các quyền hiến định của mình thông qua việc thể hiện ý chí trong các cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp, cũng như có quyền giám sát và gây áp lực với nhà nước trong việc bảo vệ và hiện thực hoá các quyền hiến định trong thực tế.

Kế thừa tinh thần các bản Hiến pháp trước đó, Hiến pháp 2013 tái khẳng định nguyên tắc chủ quyền nhân dân thông qua quy định: “Nước Cộng

hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” [55, Điều 2]. Cụ thể hoá các hình thức thực thi

quyền lực nhà nước của nhân dân, Hiến pháp 2013 bổ sung thêm quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân

chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan Nhà nước khác” [55, Điều 6]. Với tư cách là chủ thể nắm chủ quyền tối cao, nhân

dân cũng có quyền giám sát đối với hoạt động nhà nước và hoạt động của Đảng [55, Khoản 2 Điều 14].

94

hình thức dân chủ trực tiếp như bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước, quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân của công dân, quyền khiếu nại, tố cáo của cá nhân…. Bên cạnh đó, nhân dân cũng thực hiện quyền lực của mình gián tiếp thông qua các đại diện do mình bầu ra theo các nguyên tắc bầu cử dân chủ được Hiến pháp ghi nhận, đó là bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Việc ghi nhận Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội, HĐND và tất cả các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước không chỉ thể hiện nhận thức khoa học và đầy đủ hơn của Hiến pháp 2013 so với các bản Hiến pháp trước đây về hình thức dân chủ đại diện mà còn phù hợp với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện [24, tr.84-85]. Quan điểm này cũng phù hợp với các quan điểm nói chung về chủ quyền nhân dân ở các quốc gia trên thế giới, theo đó, Hiến pháp là bản khế ước xã hội thể hiện việc nhân dân trao một phần quyền lực của mình cho Nhà nước và giữ lại một phần quyền lực cho mình.

Với quan điểm đề cao chủ quyền nhân dân, Hiến pháp năm 2013 quy định khi sửa đổi Hiến pháp, Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân, xác định đây là một giai đoạn trong quá trình lập hiến. Ngoài ra, người dân có thể có thể tham gia hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước thông qua tham gia trưng cầu ý dân khi Quốc hội quyết định. Bên cạnh việc khẳng định chủ quyền và quyền tham gia của người dân, Hiến pháp 2013 còn ghi nhận trách nhiệm của nhà nước trong tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân [55, Điều 28]. Quy định này đã ràng buộc nghĩa vụ cụ thể của

95

các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của nhân dân, qua đó bảo vệ quyền khỏi mọi hành vi xâm hại, lạm dụng trên thực tế [66].

Nguyên tắc về nghĩa vụ nhà nước với quyền con người [22]

Như đã đề cập ở những phần trên, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và các bản Hiến pháp tiếp theo 1959, 1980 đã thể hiện tinh thần tôn trọng những giá trị nhân quyền thông qua những quy định về QCD. Tuy nhiên, phải đến Hiến pháp 1992, lần đầu tiên, nghĩa vụ tôn trọng của nhà nước đối với các QCN mới được ghi nhận trong Hiến pháp (ở Điều 50). Dù vậy, Điều 50 Hiến pháp 1992 vẫn chưa đề cập đến hai nghĩa vụ quan trọng khác của nhà nước về QCN, đó là nghĩa vụ bảo vệ (obligation to respect) và nghĩa vụ thực hiện (obligation to fulfil). Thêm vào đó, Điều 50 Hiến pháp 1992 đã đồng nhất các quyền con người với quyền công dân.

Khắc phục những hạn chế của Hiến pháp 1992 cũng như những bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các QCN, QCD về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [55, Điều 14.1]. Như vậy, lần đầu tiên, tất cả các nghĩa vụ của nhà nước về QCN theo luật nhân quyền quốc tế đã được hiến định một cách đầy đủ trong Hiến pháp 2013 (trong đó, nghĩa vụ thực hiện được diễn đạt thành nghĩa vụ bảo đảm).

Không chỉ được ghi nhận tại Điều 14, các nghĩa vụ của nhà nước về QCN, QCD cũng được khẳng định ngay tại chương đầu tiên trong Hiến pháp 2013 quy định về Chế độ chính trị:

Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm QCN, QCD; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện [55, Điều 3].

96

Nguyên tắc hạn chế quyền (nguyên tắc về tạm dừng/đình chỉ thực thi quyền)

Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “QCN, QCD chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây cũng là lần đầu nguyên tắc này quyền được đưa vào Hiến

pháp Việt Nam. Việc hiến định nguyên tắc này phù hợp với tinh thần của luật nhân quyền quốc tế và có ý nghĩa trong việc thực hiện các QCN, QCD trên thực tế. Cụ thể, đối với chủ thể có nghĩa vụ, nguyên tắc này cho phép nhà nước đặt ra và áp dụng những hạn chế đối với một số quyền, nhằm thực hiện chức năng của nhà nước là quản lý xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích chung của cộng đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác. Bên cạnh đó, nguyên tắc này giúp ngăn chặn khả năng lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm nhân quyền, thông qua việc ấn định những điều kiện chặt chẽ với việc hạn chế quyền. Đối với chủ thể thụ hưởng quyền, nguyên tắc này có tác dụng phòng ngừa những suy nghĩ và hành động cực đoan trong việc hưởng thụ, thực hiện các quyền.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, việc hạn chế quyền chỉ được áp dụng khi cần thiết, trên cơ sở khách quan, hợp pháp và hợp lý, có sự nghiên cứu, cân nhắc cẩn thận trước khi áp dụng, nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích chính đáng của quốc gia, bao gồm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng [41].

Bên cạnh những nguyên tắc nêu trên, Hiến pháp 2013 còn ghi nhận một số nguyên tắc khác có liên quan đến việc thực thi QCN, QCD trên thực tế, tại Điều 15, bao gồm: (i) QCD không tách rời nghĩa vụ công dân; (ii) mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; (iii) công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; (iv) việc thực hiện QCN, QCD không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

97

3.2.1.2. Các quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013

Các QCN, QCD trong Hiến pháp 2013 được ghi nhận tập trung chủ yếu ở chương II, bao gồm các quyền ở mọi lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, cụ thể như sau:

Các QCN trong lĩnh vực dân sự, chính trị: Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); Quyền sống (Điều 19); Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Điều 20); Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20); Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21); Quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình (Điều 21); Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21); Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (Điều 23); Quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23); Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24); Quyền tự do ngôn luận (Điều 25); Quyền tự do báo chí (Điều 25); Quyền tiếp cận thông tin (Điều 25); Quyền hội họp, lập hội (Điều 25); Quyền biểu tình(Điều 25); Quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND (Điều 27); Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28); Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29); Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30); Quyền được suy đoán vô tội (Điều 31); Quyền được xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 31); Quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa trong xét xử (Điều 31); Quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật (Điều 31); Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản

98

xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (Điều 32); Quyền sở hữu tư nhân (Điều 32); Quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ (Điều 32); Quyền được tố tụng công bằng (Điều 44).

Các QCN trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội: Quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình (Điều 5); Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33); Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); Quyền làm việc (Điều 35); Quyền kết hôn, ly hôn (Điều 36); Quyền được tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân của thanh niên (Điều 37); Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế (Điều 38); Quyền học tập (Điều 39); Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); Quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43);

Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 còn ghi nhận các quyền của một số nhóm dễ bị tổn thương, cụ thể là trẻ em (Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề liên quan đến lứa tuổi của trẻ em - Điều 37); người cao tuổi (Quyền của người già được tôn trọng, chăm sóc - Điều 37); người không có quốc tịch hoặc không có quốc tịch Việt Nam (quyền được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam - Điều 48; quyền được xem xét cho cư trú của người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại - Điều 49).

99

Nhìn chung, hệ thống các QCN, QCD trong Hiến pháp 2013 đã kế thừa và mở rộng các quy định về vấn đề này trong các Hiến pháp trước đây, và thể hiện sự tiệm cận ở mức độ cao hơn với các tiêu chuẩn của Luật nhân quyền

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 98 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)