Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân góp phần thực hiện chức năng của Hiến pháp

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 67 - 69)

hiện chức năng của Hiến pháp

Cơ chế bảo vệ các QCN, QCD đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa một trong những chức năng chính của hiến pháp, đó chính là khẳng định và đảm bảo thực thi các QCN, QCD.

Những tư tưởng về QCN đã thúc đẩy con người đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của những nền cai trị chuyên chế. Hàng loạt cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu đã nâng địa vị của những thần dân lên thành công dân. Hiến pháp ra đời và trở thành công cụ để hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ QCD. QCN với tư cách là những quyền tự nhiên, thiêng liêng

61

và bất khả xâm phạm đã được ghi nhận trực tiếp trong Hiến pháp của nhiều nước. Khoản 1, Tu chính án thứ 14 Hiến pháp Hoa Kỳ quy định:

Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ. Cũng không một bang nào có thể tước đoạt sinh mệnh, tự do hoặc tài sản của một cá nhân mà không theo một quy trình do luật định. Cũng không thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyền tài phán của bang đó [42, tr.267].

Như vậy, theo quy định trên, QCN, QCD là những quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật tôn trọng. Không có luật lệ nào được ban ra có thể đi ngược lại những quyền này. Mọi công dân đều có quyền được bảo hộ về tính mạng, tự do và tài sản, quyền bình đẳng trước pháp luật. Những quyền này đều không thể bị tước bỏ hoặc xâm phạm một cách tùy tiện. Quy định đó phản ánh rất rõ ảnh hưởng của tư tưởng và lý thuyết về các quyền và luật tự nhiên. Như vậy, Hiến pháp và pháp luật ra đời do nhu cầu quản lí xã hội mà mục đích cao nhất chính là bảo vệ QCN, QCD, giúp cho mọi thành viên trong xã hội đều được có cơ hội thụ hưởng quyền lợi chính đáng của mình mà không có bất cứ sự xâm phạm nào. QCN chính là yếu tố quyết định cho sự ra đời, hình thành và phát triển của Hiến pháp, đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia. Nói cách khác, sự phát triển của QCN có những tác động nhất định đến sự phát triển của hiến pháp quốc gia, thúc đẩy các bản hiến pháp ngày càng trở nên tiến bộ và dân chủ hơn.

Hiến pháp theo cách hiểu cơ bản nhất là đạo luật cơ bản của quốc gia, xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo vệ QCN, QCD [11, tr.3]. Lời nói đầu của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ đã khẳng định: "Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá cho họ những

62

quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Như vậy, QCN là tự nhiên,

vốn có chứ không phải được ban phát bởi vua chúa hay nhà nước [58, tr.36]. Điều này gắn liền với học thuyết về quyền tự nhiên, trong đó cho rằng QCN là những gì bẩm sinh mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng với tư cách là một con người, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng nào, cũng như không thể bị tước bỏ hay được ban phát từ tất cả các chủ thể nào trong đó có nhà nước. Do vậy, Hiến pháp là công cụ pháp lý cơ bản để bảo vệ QCN, QCD ở các quốc gia. Việc thiết lập cơ chế hiến định nhằm bảo vệ QCN, QCD không chỉ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thụ hưởng quyền của chủ thể có quyền mà còn phòng ngừa hành vi lạm dụng hiến pháp như là công cụ để vi phạm nhân quyền từ chính các chủ thể công quyền.

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)