35
quyền công dân đã xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của Hiến pháp Việt Nam qua từng thời kỳ, thể hiện thông qua những thành tố của cơ chế này được ghi nhận trong các bản Hiến pháp từ 1946 đến nay. Tuy nhiên những hạn chế vẫn còn tồn tại trong cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã dẫn đến việc bảo vệ các quyền hiến định không có nhiều chuyển biến tích cực ngay cả khi bản Hiến pháp mới được thông qua, do đó, cần có sự hoàn thiện hơn nữa cả về mặt thiết chế và thể chế.
36
Kết luận Chƣơng 1
QCN, QCD với tư cách là một bộ phận quan trọng trong hiến pháp mỗi quốc gia là đề tài nghiên cứu thu hút nhiều học giả trong và ngoài nước. Các nghiên cứu của các học giả nước ngoài về QCN trong hiến pháp cũng như cơ chế bảo vệ QCN trong hiến pháp quốc gia về mặt thể chế và thiết chế đã cung cấp các quan điểm về mô hình về cơ chế này trong phạm vi quốc gia. Các nghiên cứu này đã làm rõ các thành tố của cơ chế bảo vệ QCN, QCD theo hiến pháp quốc gia cả về mặt thể chế và thiết chế, đồng thời phân tích những yếu tố có tác động tới sự vận hành của cơ chế này từ bên trong như bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội quốc gia và những yếu tố tác động từ bên ngoài như bối cảnh khu vực, quốc tế. Tiếp thu từ những nghiên cứu quốc tế, các học giả trong nước đã có các nghiên cứu về vấn đề bảo vệ QCN, QCD trong Hiến pháp Việt Nam nhằm làm rõ những hạn chế trong cơ chế bảo vệ các quyền hiến định tại Việt Nam. Tuy nhiên các tác phẩm này chủ yếu tập trung vào thể chế hoặc thiết chế bảo vệ nhân quyền theo Hiến pháp mà chưa có sự chú trọng đối với cơ chế này này với tư cách là một chỉnh thể thống nhất. Mặc dù vậy, những nghiên cứu của các học giả trong nước đã góp phần gợi mở một số giải pháp nhằm hoàn thiện các yếu tố cấu thành của cơ chế bảo vệ QCN, QCD trong Hiến pháp Việt Nam theo hướng tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tại nước ta.
37
CHƢƠNG 2