Hiến pháp là một văn kiện vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính chính trị. Do đó, việc hiến định các QCN, QCD chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh chính trị mà bản hiến pháp đó ra đời. Tuỳ thuộc vào lực lượng chính trị nắm quyền cũng như cách thức phân chia quyền lực trong mỗi quốc gia, QCN, QCD có thể được bảo vệ ở những mức độ khác nhau.
QCN, QCD mặc dù được ghi nhận theo hiến pháp nhưng chỉ có thể được bảo vệ trên thực tế một cách hiệu quả trong bối cảnh một nền chính trị dân chủ. Các quyền hiến định chỉ có thể được bảo vệ và thực thi trong một nền chính trị đảm bảo chủ quyền và sự tham gia của người dân trong quản lý xã hội, trên cơ sở bình đẳng và không phân biệt đối xử. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động chính trị có thể được quy định ở những mức độ, hình thức khác nhau tuỳ theo mỗi quốc gia, tuy nhiên cơ chế bảo đảm QCN, QCD không thể tồn tại ở một nơi mà các cá nhân không có cơ hội bình đẳng trong việc nêu lên các ý kiến, quan điểm của mình và tham gia vào các tiến trình chính trị. Sự tôn trọng các quyền và tự do cá nhân, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị, cùng với các nguyên tắc pháp quyền, bình đẳng, không phân biệt đối xử, cùng tồn tại trong đa dạng, là những yêu cầu không thể thiếu và được tuân thủ nghiêm ngặt trong một nhà nước dân chủ, dù là nhà nước dân chủ tư sản hay dân chủ XHCN [44, tr.65 - 66].
Không chỉ chịu tác động từ bối cảnh chính trị trong nước, cơ chế bảo vệ QCN, QCD theo hiến pháp của các quốc gia còn chịu ảnh hưởng nhất định từ
66
các quan hệ chính trị quốc tế. Nói cách khác, bối cảnh và sự phát triển của quan hệ chính trị quốc tế có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực lên việc bảo vệ các quyền hiến định ở các quốc gia. Điều này có thể thấy rõ qua việc so sánh tình hình nhân quyền trên thế giới trước và sau khi Liên hợp quốc được thành lập (1945). Trước thời điểm này, các QCN ở nhiều quốc gia hầu như không được bảo vệ vì chưa có các tiêu chuẩn và cơ chế quốc tế có liên quan. Tuy nhiên, kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập, các QCN ngày càng được bảo vệ một cách hiệu quả hơn trên toàn thế giới, ở mọi quốc gia, nhờ có hệ thống luật nhân quyền quốc tế và cơ chế bảo đảm thực thi do Liên hợp quốc xây dựng và liên tục củng cố.