Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam cần có sự tham gia của xã hộ

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 139 - 140)

trong Hiến pháp Việt Nam cần có sự tham gia của xã hội

Các thiết chế xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các QCN, QCD thông qua việc phản ánh ý chí, nguyện vọng của người dân, giám sát việc thực thi QCN, QCD của các cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự bảo vệ quyền của người dân và tạo sức ép từ xã hội nhằm thay đổi chính sách, pháp luật để bảo vệ hiệu quả các QCN, QCD trên thực tế.

Khái niệm sự tham gia xã hội bao gồm sự tham gia của các nhóm và tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và mọi cá nhân công dân. Người dân - với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước và chủ thể phúc quyết hiến pháp - cần được tham gia vào việc hoàn thiện cơ chế hiến định về QCN, QCD để bảo vệ các quyền của chính mình. Tương tự, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp cũng cần được tham gia vào quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế về QCN, QCD, để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và cho những thành viên cùng người ủng hộ tổ chức xã hội đó.

Trên cơ sở lưu ý đến các yếu tố: tác động mang tính tổng thể của hiến pháp lên đời sống quốc gia; vai trò của hiến pháp trong việc củng cố các giá trị chung của cộng đồng và các nguyên tắc về quản trị nhà nước; hiệu lực của hiến pháp với tư cách là đạo luật xuất phát từ ý chí đồng thời phản ánh lợi ích và nguyện vọng của người dân thì sự tham gia của người dân cần được đảm bảo bằng các quy định cụ thể của Hiến pháp, trong đó có quy định về trách nhiệm giải trình trước người dân của chủ thể có thẩm quyền thực thi các quyền hiến định. Bên cạnh đó, quyền khiếu nại, tố cáo của người dân đối với những hành vi vi phạm các quyền hiến định của chủ thể công quyền phải được đảm bảo.

133

Để đảm bảo quyền tham gia của người dân, nhà nước cần phải xây dựng và thông qua các chính sách và văn bản pháp luật nhằm phổ biến các QCN, QCD tới mọi đối tượng trong xã hội – đây là biện pháp được coi là chủ động, tích cực và cơ bản nhất để gián tiếp bảo vệ các QCN, QCD. Với người dân, biện pháp này sẽ giúp họ nhận thức rõ được các quyền của mình, các cơ chế để bảo vệ quyền, các giới hạn của quyền và các nghĩa vụ tương ứng, để vừa có thể hưởng thụ các quyền của mình, vừa tôn trọng quyền của các chủ thể khác. Với các chủ thể nhà nước, biện pháp này giúp các công chức nâng cao nhận thức, ý thức về QCN và các nghĩa vụ nhân quyền của bản thân và cơ quan mình, qua đó kiềm chế và ngăn ngừa những hành vi vi phạm nhân quyền.

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 139 - 140)