luận án
luận án tiếp thu bao gồm:
Thứ nhất, những nghiên cứu nêu trên đã cung cấp các quan điểm về cơ
chế nhân quyền ở cấp quốc gia, và đặt nó vào mối quan hệ với cơ chế này ở cấp quốc tế, khu vực. Trên cơ sở đó chứng minh mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các cơ chế ở mọi cấp độ.
Thứ hai, những nghiên cứu nêu trên đã đưa ra những phân tích bước
đầu về cả thể chế lẫn thiết chế bảo vệ QCN, QCD qua các bản Hiến pháp trong lịch sử Việt Nam, qua đó cho thấy sự phát triển của các thể chế và thiết chế này qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 cho đến Hiến pháp 2013, cũng như các yếu tố chủ quan lẫn khách quan có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ chế bảo vệ QCN, QCD theo Hiến pháp.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích những thành tựu và hạn chế về mặt thiết
chế bảo vệ QCN, QCD theo Hiến pháp, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế này. Cụ thể, về mặt thể chế, các giải pháp nhằm hoàn thiện những nguyên tắc, quy định làm nền tảng cho cơ chế bảo vệ QCN, QCD theo hướng tương thích với pháp luật nhân quyền quốc tế, đồng thời phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Tương tự, về mặt thiết chế, các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thiết chế bảo vệ QCN, QCD trong Hiến pháp, trong đó có các giải pháp về thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia – yếu tố được cho là nòng cốt của cơ chế nhân quyền ở cấp