Các yếu tố khác

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 74 - 78)

Văn hoá

Văn hoá của các dân tộc có thể được hiểu theo nghĩa rộng là những giá trị được cả cộng đồng chia sẻ, tạo nên bản sắc của quốc gia, dân tộc đó. Những giá trị này thường được khẳng định hoặc ghi nhận trong hiến pháp của các quốc gia. Quyền được bảo vệ các giá trị về văn hoá cũng là QCN, QCD được ghi nhận trong hiến pháp nhiều quốc gia trên thế giới.

Mặc dù QCN mang tính phổ quát, được thừa nhận ở tất cả các nền văn hoá khác nhau, việc thụ hưởng một số QCN, QCD vẫn có thể bị tác động đến một mức độ nhất định bởi sự đa dạng văn hóa. Ví dụ, ở một số nước Hồi giáo (và cả một số nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo trước đây), phụ nữ không được hưởng nhiều quyền một cách bình đẳng với đàn ông, và việc đó được xem là “bình thường” hay phù hợp về mặt văn hoá. Thậm chí yếu tố đặc thù văn hoá còn được nâng lên thành lý thuyết để làm cơ sở phủ nhận các QCN phổ quát. Cụ thể, ở khu vực Đông và Đông Nam Á từng có lý thuyết về “các giá trị Á châu” (Asian Values), theo đó, các quyền cá nhân bị phủ nhận và đặt thấp hơn các quyền của cộng đồng. Mặc dù được gắn với đặc thù văn hoá, thực chất lý thuyết này là để nguỵ biện, thanh minh cho các chế độ thiếu dân chủ mà trong đó chính quyền có thể hành xử một cách tuỳ tiện với người dân.

68

Tuy nhiên, những đặc thù về văn hoá không thể được sử dụng để tước bỏ hay hạn chế một cách tuỳ tiện các QCN [128]. Thay vào đó, những đặc thù về văn hoá có thể làm đa dạng hoá, làm phong phú hơn những cách thức tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. Điều này là bởi bản thân nhân quyền chính là sự kết tinh của các giá trị văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Vì thế, những đặc thù văn hoá đi ngược với giá trị tốt đẹp mang tính phổ quát của nhân quyền cần phải được đặt sau nền văn hoá nhân quyền.

Quyền con người có tính phổ quát vì nó được cho là thuộc tính tự nhiên của con người và thuộc về mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Từ cách tiếp cận đó, Liên hợp quốc đã và đang củng cố và làm hiện thực hoá ý tưởng về một nền văn hoá nhân quyền (human rights culture) như là giá trị chung của mọi quốc gia, dân tộc và mọi cá nhân. Trong nền văn hoá đó, nhân quyền trở thành cấu phần cốt lõi của tiến trình phát triển xã hội, biểu hiện thông qua các thể chế là pháp luật quốc tế về QCN. Luật pháp quốc tế được coi là pháp luật tổng hoà các nền văn hoá do chứa đựng các tiêu chuẩn phổ quát về QCN [169, tr.50].

Tóm lại, QCN, QCD và văn hoá là hai hiện tượng cùng tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau. Việc ghi nhận về sự đa dạng văn hoá cũng như các giá trị văn hoá của cộng đồng trong hiến pháp cũng là một phương thức nhằm bảo đảm các QCN, QCD. Điều này không đồng nghĩa với việc các quốc gia có thể sử dụng các yếu tố về văn hoá truyền thống như là một công cụ để áp đặt các quan niệm về QCN, đặc biệt là để làm tổn hại đến các giá trị phổ quát của QCN. Do vậy, cho dù có sự khác biệt về văn hoá, tất cả các quốc gia đều cần phải đảm bảo các quyền hiến định theo cách thức tương thích với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Lịch sử

Các sự kiện lịch sử có thể ảnh hưởng đến sự ra đời, phát triển, thay đổi của hiến pháp ở mỗi quốc gia, qua đó tác động đến nhận thức cũng như sự ghi

69

nhận và bảo vệ các QCN, QCD theo hiến pháp. Ví dụ, tại khu vực châu Âu, lý thuyết về “Ba thế hệ nhân quyền” (Three Generations of Rights) được giới thiệu bởi Karel Vasak vào năm 1979 đã phản ánh quá trình pháp điển hoá các QCN, QCD vào hiến pháp và pháp luật ở các quốc gia châu Âu tương ứng với các sự kiện lịch sử diễn ra tại hoặc có ảnh hưởng đối với châu lục này, đặc biệt là đối với thế hệ thứ nhất và thứ hai [124].

Cụ thể, theo Vasak, thế hệ đầu tiên là các quyền dân sự - chính trị bao gồm các nguyên tắc bảo đảm tự do về thể chất và nhân thân của con người (ví dụ như quyền sống, quyền tự do không bị tra tấn, quyền không bị bắt là nô lệ, quyền tham chính…). Sự pháp điển hoá những quyền này gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu với mục đích là ngăn chặn sự lạm quyền và sự tùy tiện xâm hại đến cuộc sống tự do của cá nhân con người từ phía các quan chức và cơ quan nhà nước. Thế hệ thứ hai là các quyền kinh tế xã hội, trong đó bao hàm các tiêu chuẩn về sự phân phối hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội (ví dụ, quyền về dinh dưỡng, nơi ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các tiêu chuẩn về sự phân phối hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội (ví dụ, quyền việc làm, quyền được hưởng mức lương công bằng, quyền có tiêu chuẩn sống thích đáng, quyền an sinh xã hội). Tư tưởng về QCN thuộc nhóm này xuất hiện sau cuộc khủng hoảng của xã hội tư bản ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dẫn tới tình cảnh khốn khổ của giai cấp lao động. Những cuộc đấu tranh của giai cấp lao động được dẫn dắt bởi ý tưởng của chủ nghĩa tân tự do về cải tổ các xã hội tư sản nhằm giảm bớt những bất công xã hội và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, đã buộc các nhà nước châu Âu phải lưu tâm và pháp điển hoá các quyền này vào hiến pháp và pháp luật [114].

70

Kết luận Chƣơng 2

Cơ chế bảo vệ QCN, QCD là một bộ phận của hiến pháp các quốc gia, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng của hiến pháp. Mặc dù được thể hiện ít nhiều khác nhau ở hiến pháp mỗi quốc gia, nhìn chung, cơ chế này được cấu thành bởi hai bộ phận chính: thể chế và thiết chế. Trong đó, thể chế là các nguyên tắc hiến định quy định sự vận hành của toàn bộ cơ chế và hệ thống các QCN, QCD là khách thể của cơ chế; thiết chế là các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước được trao thẩm quyền vận hành cơ chế này. Theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế, các thiết chế mang tính nòng cốt trong việc bảo vệ QCN, QCD ở quốc gia bao gồm các cơ quan hiến định độc lập về bảo vệ và thúc đẩy QCN, cơ quan bảo hiến và toà án. Sự vận hành của cơ chế bảo vệ QCN, QCD theo hiến pháp có quan hệ mật thiết với việc vận dụng các nguyên tắc pháp quyền ở quốc gia. Hay nói cách khác, cơ chế này chỉ có thể thực sự vận hành trên nền tảng chính trị dân chủ có sự tham gia của người dân, hiến pháp và pháp luật được bảo vệ, quyền lực nhà nước được kiểm soát và tư pháp độc lập.

71

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)