mà Việt Nam là thành viên và với chế định về QCN, QCD trong hiến pháp các nước dân chủ [49].
3.2.2. Các thiết chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013 Hiến pháp 2013
Như đã đề cập ở các phần trên, các thiết chế hiến định chủ chốt trong việc bảo vệ QCN, QCN bao gồm các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan bảo hiến và hệ thống toà án.
Trong Hiến pháp 2013, thiết chế được quy định rõ ràng nhất là thiết chế tư pháp - hệ thống TAND. Tiếp theo đó là thiết chế bảo hiến (theo mô hình bảo hiến tập thể kiểu XHCN). Riêng thiết chế cơ quan nhân quyền quốc gia thì chưa được quy định trong Hiến pháp 2013 cũng như trong bất kỳ bản Hiến pháp nào của Việt Nam từ trước tới nay.
3.2.2.1. Thiết chế tư pháp
Theo Hiến pháp 2013, TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Lần đầu tiên trong lịch sự lập hiến Việt Nam, Toà án được xác định nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ QCN, QCD, bên cạnh các nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 102).
Quy định về nhiệm vụ mới của TAND trong Hiến pháp 2013 phù hợp với nhận thức chung về mối quan hệ giữa bảo vệ công lý và bảo vệ các QCN, QCD. Thực tế cho thấy việc bảo vệ các QCN, QCD và bảo vệ công lý có sự liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời. Chỉ khi Toà án được xác định là cơ quan thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lý (là “thành trì bảo
103
QCD hiến định mới có thể được toà án bảo vệ hiệu quả trên thực tế. Ngược lại, chính các QCN, QCD được ghi nhận theo Hiến pháp xác định các giá trị, mục tiêu của công lý mà toà án cần bảo vệ. Nói cách khác, các QCN, QCD hiến định góp phần tạo ra cơ sở nền tảng cho sự độc lập của tư pháp, theo đó, toà án chỉ xét xử theo lương tâm và pháp luật [16].
Dù vậy, Hiến pháp 2013 vẫn chưa trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp cho toà án. Điều 119 Hiến pháp 2013 mới chỉ quy định: “Cơ chế bảo
vệ Hiến pháp do luật định”. Việc này, cùng với thực tế là các quy định của
Hiến pháp không được viện dẫn trực tiếp bởi toà án, trong thực tế có ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng bảo vệ các quyền hiến định của hệ thống toà án ở nước ta hiện nay.
Tuy có hạn chế như trên, TAND vẫn là thiết chế quan trọng bậc nhất trong cơ chế bảo vệ QCN, QCD theo Hiến pháp 2013. Tác dụng bảo vệ QCN, QCD của hệ thống toà án được thể hiện thông qua hoạt động xét xử các vụ án hành chính, dân sự, hình sự, cụ thể như sau:
Trong lĩnh vực tố tụng hành chính
Trong hệ thống toà án của Việt Nam, Toà hành chính là thiết chế bảo vệ các QCN, QCD khi những quyền này bị vi phạm bởi các cơ quan nhà nước. Trong vấn đề này, Luật Tố tụng Hành chính 2015 đã khắc phục những hạn chế trong hoạt động xét xử hành chính trước đây bằng cách:
Thứ nhất, thẩm quyền xét xử của Toà hành chính được mở rộng đến
mức tối đa. Theo đó, mọi vụ việc đều có thể khởi kiện ra toà, trừ những việc không được cho phép theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, các điều kiện khởi kiện được hoàn thiện theo hướng tạo thuận
lợi cho người dân. Về thời hiệu khởi kiện, Luật mới kéo dài thời hiệu khởi kiện đến một năm kể từ khi nhận được quyết định hành chính, hành vi hành chính (thay vì 30 – 45 ngày theo quy định của Pháp lệnh cũ). Trong trường
104
hợp người khởi kiện vừa có đơn khiếu nại lên Toà, vừa có đơn khiếu nại gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì người khởi kiện có quyền lựa chọn. Về thủ tục khởi kiện, Luật mới đã đơn giản hoá bằng cách cho phép người khởi kiện bỏ qua giai đoạn “tiền tố tụng” vốn gây không ít khó khăn cho người khởi kiện trước đây. Theo đó, cá nhân, tổ chức không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính có thể khởi kiện vụ án hành chính ra trước toà, thay vì phải khiếu nại trước với chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại như trước kia.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động xét xử hành chính vẫn còn gặp nhiều trở ngại như: xét xử hành chính là một khái niệm còn khá mới mẻ với người dân, thêm vào đó, các vụ việc hành chính thường tồn tại vị thế không hoàn toàn bình đẳng giữa các bên tham gia: một bên là người dân và một bên là chủ thể công. Sự bất bình đẳng về vị thế này trong nhiều trường hợp đã gây ảnh hưởng đến tính độc lập của thẩm phán trong quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó, các quan niệm cũ thời bao cấp (lợi ích cá nhân luôn gắn liền với lợi ích tập thể và lợi ích của nhà nước; giữa lợi ích của công dân và hành vi hành chính của nhà nước thường được xem là không có sự đối lập, hay vai trò có tính chất “tuyệt đối” của nhà nước trong xã hội) cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ các QCN, QCD của các toà hành chính [2, tr.218 – 227].
Trong lĩnh vực tố tụng dân sự
Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp 2013, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đã ghi nhận rõ những quyền của đương sự mà Toà án có trách nhiệm bảo đảm trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, cụ thể như: quyền ngang bằng giữa các đương sự trong vụ việc dân sự (Điều 8), quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5), quyền tự mình tham gia tố tụng hoặc nhờ luật sư, người khác hỗ trợ mình tham gia tố tụng; quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự (Điều 9, 10). Những quyền này đã cụ thể hoá
105
nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và quyền được hưởng tố tụng công bằng được ghi nhận theo Hiến pháp 2013.
Nhằm bảo vệ các QCN, QCD trong lĩnh vực tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng đồng thời ghi nhận trách nhiệm của Toà án, cụ thể:
Thứ nhất, toà án không có quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí
do chưa có luật áp dụng [57, Điều 4.2]. Quy định này không những trao thẩm quyền sáng tạo pháp luật cho các cơ quan tư pháp (thông qua việc tạo ra các án lệ) mà còn bảo vệ quyền tiếp cận công lý của con người, của công dân. Đây cũng là một quy định mới, mang tính tiến bộ của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 so với Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, đồng thời mở ra triển vọng áp dụng án lệ, tập quán, các nguyên tắc về lẽ công bằng thừa nhận một cách phổ biến.
Thứ hai, Toà án có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật khi tiến hành các hoạt
động tố tụng dân sự có liên quan. Quy định này không những là cơ sở bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố tụng mà còn khẳng định tính độc lập của Toà án trong xét xử - mà cũng là một trong những yêu cầu quan trọng trong cơ chế bảo vệ QCN, QCD theo hiến pháp.
Thứ ba, Toà án có nghĩa vụ tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt
của đương sự. Theo đó, Tòa án chỉ có thể thụ lý để giải quyết vụ việc dân sự khi có yêu cầu và trong phạm vi yêu cầu của đương sự. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, miễn là không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng khẳng định lại những nguyên tắc xét xử nhằm bảo đảm tính độc lập của Toà án cũng như QCN, QCD của đương sự tham gia vụ việc, bao gồm: nguyên tắc việc xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia (Điều 11), thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12), xét xử kịp thời, công bằng, công
106
khai (Điều 15), vô tư, khách quan (Điều 16), chế độ xét xử hai cấp (Điều 17). Việc khẳng định lại những nguyên tắc đó có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ các QCN, QCD trong lĩnh vực tố tụng dân sự, vì đã khắc phục hạn chế do Toà án không được trao thẩm quyền viện dẫn trực tiếp Hiến pháp.
Tuy nhiên, hiện nay, việc bảo vệ QCN, QCD trong xét xử các vụ án dân sự của toà án vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, mặc dù thẩm quyền áp dụng án lệ của Toà án đã được thừa nhận, tuy nhiên chưa có quy định cụ thể về quy trình, điều kiện áp dụng án lệ. Thứ hai, Toà án chỉ tiếp nhận khiếu nại cá nhân mà không tiếp nhận khiếu nại tập thể trong các vụ việc dân sự. Quy định này đã hạn chế một cách không hợp lý quyền khởi kiện vụ án dân sự của người dân trong các vụ việc mà QCN trong lĩnh vực dân sự bị vi phạm ở phạm vi rộng, mà điển hình là vụ việc Formosa gây ra sự cố môi trường biển ở các tỉnh miền Trung năm 2016. Sự cố môi trường biển do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra đã có những tác động to lớn đến môi trường và sinh kế của người dân 4 tỉnh ven biển Miền Trung bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Theo báo cáo của Chính phủ, hậu quả của sự cố môi trường biển là rất nghiêm trọng. Sản lượng khai thác thủy sản ở các tỉnh nói trên giảm mạnh, ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh du lịch tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng cũng chịu nhiều tác động tiêu cực. Tỷ lệ khách huỷ tour khoảng 50%, công suất sử dụng phòng giảm từ 40 đến 50% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, công suất sử dụng phòng tại các địa phương của Hà Tĩnh chỉ đạt từ 10 đến 20%. Theo tính toán sơ bộ của Chính phủ, sự cố môi trường biển Miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 lao động do không có việc làm ổn định và hơn 176.000 người phụ thuộc [52, tr.103 - 104]. Như vậy, trong vụ việc này, nếu không chấp nhận đơn khiếu nại tập thể, con số đơn khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể lên đến con số hàng trăm nghìn, gây bất lợi cho việc thụ lý cũng như quá trình đưa ra các biện pháp khắc phục đối với chủ thể bị vi phạm.
107
Ngoài ra, một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng còn chưa rõ ràng, cần có sự giải thích trước khi áp dụng. Ví dụ như quy định về trách nhiệm của Toà án trong việc hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do do luật định (Điều 6), quy định về trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật (Điều 9), quy định về trách nhiệm bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng đang trực tiếp quản lý người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật nhằm khắc phục nhanh nhất thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng gây ra (Điều 13.5),.... [68]
Trong lĩnh vực tố tụng hình sự
Bảo vệ QCN trong lĩnh vực tố tụng hình sự không chỉ đơn thuần là trả lại công bằng cho nạn nhân thông qua việc trừng trị kẻ có tội và đưa ra các biện pháp khắc phục đối với nạn nhân, mà còn là sự bảo đảm quyền của người bị tình nghi trong quá trình xét xử [8, tr.112]. Hiến pháp 2013 đã ghi nhận một tập hợp các quyền được hưởng tố tụng công bằng với tư cách là những QCN cơ bản, và sau đó được cụ thể hoá bởi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bao gồm: quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 9); Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 10); quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân (Điều 11); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân (Điều 12); quyền được suy đoán vô tội (Điều 13); quyền im lặng; quyền không bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 14); quyền bào chữa của người bị tạm buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16); quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 31); quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (Điều 32). Trách nhiệm bảo vệ các quyền này thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, mà trước hết là Toà án [85, tr. 56 - 58].
108
Các quyền nêu trên đã đặt ra những yêu cầu cho những thay đổi mang tính tích cực trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Toà án ở Việt Nam. Đầu tiên đó là sự chuyển biến từ tố tụng xét hỏi sang tố tụng tranh tụng, sau đó là từ “suy đoán có tội” sang “suy đoán vô tội”, thông qua quy định về các quyền bào chữa; quyền tranh tụng (chứng minh, thẩm vấn chéo); quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng…Trong thực tế, các thủ tục tố tụng đã được quy định một cách chặt chẽ hơn trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, theo hướng đảm bảo tính khách quan, dân chủ, tăng cường yếu tố tranh tụng trong xét xử; bảo đảm để các chủ thể tố tụng có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình [26].
Tuy nhiên, chức năng bảo vệ QCN, QCD của Toà án trong lĩnh vực này cũng còn một số hạn chế. Trước hết, mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã quy định tương đối chặt chẽ về mục đích, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng, trong đó có các biện pháp tạm giam, tạm giữ (nhằm mục đích ngăn chặn) [36], song thẩm quyền áp dụng các biện pháp này lại được giao cho tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng, trong khi từ góc độ bảo vệ QCN thì thẩm quyền áp dụng các biện pháp này chỉ nên giao cho Toà án. Nói cách khác, Toà án là cơ quan duy nhất có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tước tự do, kể cả khi biện pháp này chỉ mang tính tạm thời. Bên cạnh đó, quy định về điều kiện áp dụng các biện pháp tước tự do như tạm giam, tạm giữ trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 hiện vẫn chưa chặt chẽ và hợp lý. Cụ thể, căn cứ để áp dụng các biện pháp này cần là những đánh giá khách quan về khả năng nghi phạm có thể tiếp tục phạm tội, trốn tránh hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử, chứ không phải là lấy tính chất nghiêm trọng của tội phạm làm cơ sở như hiện nay.
3.2.2.2. Thiết chế bảo vệ hiến pháp
109
thuật ngữ “cơ chế bảo vệ Hiến pháp”, đồng thời xác định chủ thể có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp là “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch
nước, Chính phủ, TAND, VKSND, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân” [55, Điều 119]. Mặc dù các chủ thể đã nêu đều có trách nhiệm
bảo hiến, trong đó có việc bảo vệ các quyền hiến định, song thực tế Hiến pháp 2013 chỉ có một số quy định liên quan đến trách nhiệm bảo hiến của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND và VKSND.
Quốc hội
Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội chủ yếu thực hiện trách nhiệm bảo hiến và bảo vệ các quyền