Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam cần bảo đảm sự tương thích với các tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 140 - 141)

trong Hiến pháp Việt Nam cần bảo đảm sự tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền

Hiến pháp nói riêng và pháp luật quốc gia nói chung có mối quan hệ chặt chẽ với luật nhân quyền quốc tế ở nhiều phương diện, do có cùng khách thể bảo vệ là quyền con người. Ở thời kì đầu, pháp luật quốc gia chính là nền tảng thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của luật nhân quyền quốc tế. Trong thời kỳ hiện đại, khi mà các giá trị nhân quyền đã trở thành ngôn ngữ chung của nhân loại, hiến pháp và pháp luật quốc gia trở thành phương tiện hữu hiệu nhất để truyền tải và bảo đảm cho pháp luật quốc tế về QCN được thực hiện. Do vậy, việc hoàn thiện cơ chế hiến định bảo vệ các QCN, QCD ở các quốc gia cần tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về QCN.

Theo nghĩa rộng hơn, bảo đảm sự tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền còn bao gồm việc tạo lập sự liên kết giữa cơ chế hiến định bảo vệ các QCN, QCD ở quốc gia và các cơ chế bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền ở cấp quốc tế và khu vực. Ví dụ, cần có sự kết nối và kế thừa các quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại vi phạm các quyền hiến định ở cấp độ quốc gia

134

với các quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại vi phạm nhân quyền ở cấp độ quốc tế, theo đó khi chủ thể quyền đã vận dụng hết các quy trình, thủ tục trong nước thì có thể tiếp cận với các quy trình thủ tục quốc tế, chẳng hạn như quy trình thủ tục của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hoặc của các Ủy ban giám sát công ước. Điều này một mặt thể hiện quyết tâm, cam kết của quốc gia trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ nhân quyền, mặt khác giúp tận dụng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về vấn đề này để nâng cao hiệu quả bảo vệ. Trong thực tế, sự kết nối cơ chế quốc gia với các cơ chế quốc tế, khu vực về bảo vệ nhân quyền đang ngày càng trở nên cấp thiết, dần dần trở thành yêu cầu bắt buộc với các nước trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 140 - 141)