Những ưu điểm và hạn chế về mặt thể chế

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 122 - 124)

Xét tổng quát, những điểm mới của chế định QCN, QCD trong Hiến pháp 2013 chính là những ưu điểm về mặt thể chế bảo vệ QCN, QCD so với các bản Hiến pháp trước. Như đã đề cập, những điểm mới bao gồm thay đổi vị trí chương (từ Chương V lên Chương II); ghi nhận chủ thể quyền là cả “mọi người” và “công dân”; ghi nhận thêm các quyền mới và củng cố lại một số quyền đã được ghi nhận trước đó; hiến định nguyên tắc hạn chế quyền cũng như các nghĩa vụ của nhà nước đối với các QCN, QCD. Những điều chỉnh này đã nâng tầm quan trọng và yêu cầu bảo vệ QCN, QCD trong Hiến pháp 2013 lên một cấp độ mới, cao hơn trước đây rất nhiều. Bảo vệ QCN, QCD đã trở thành một đòi hỏi bắt buộc, một hành động cần ưu tiên trong hoạt động của bộ máy nhà nước, và rộng hơn là của toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam kể từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực. Đồng thời, những điểm mới tích cực trên cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ các quyền được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia, trong đó bao gồm 7/9 công ước cốt lõi (core conventions) về nhân quyền của Liên hợp quốc[83].

Bên cạnh những ưu điểm, xét về mặt thể chế bảo vệ QCN, QCD, Hiến pháp 2013 vẫn còn một số hạn chế sau đây:

116

Thứ nhất, các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013 vẫn chưa hoàn

toàn tương thích với các quyền và tự do cơ bản của con người mà được ghi nhận và bảo vệ trong các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia. Việc Hiến pháp 2013 chưa ghi nhận một số quyền con người cơ bản theo như luật nhân quyền quốc tế (ví dụ: tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do chính kiến; quyền không bị bắt làm nô lệ và nô dịch; quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng,…) hoặc ghi nhận nhưng chưa đầy đủ (chỉ đề cập đến một khía cạnh chứ không phải toàn bộ nội dung của quyền, ví dụ như tự do lập hội - lẽ ra cần là tự do hiệp hội)… dẫn đến những trở ngại trong việc bảo vệ hiệu quả các quyền và tự do này trong thực tế, đặc biệt khi mà theo Luật Điều ước quốc tế năm 2016 của Việt Nam (Điều 6), Hiến pháp được xem là có giá trị cao hơn các điều ước quốc tế.

Thứ hai, mặc dù các QCN, QCD trong Hiến pháp 2013 đã được quy

định rõ ràng và cụ thể hơn so với nhiều bản Hiến pháp trước (trừ Hiến pháp 1946), song vẫn còn một số quyền có nội dung trừu tượng, mang tính chất “cương lĩnh” (ví dụ: quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa; quyền được sống trong môi trường trong lành…). Thêm vào đó, quy định về việc cụ thể hoá các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013 thiếu tính nhất quán (một số quy định sử dụng cụm từ “theo pháp luật”, một số lại sử dụng “do luật định”). Những vấn đề này cũng gây khó khăn cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền hiến định trong thực tế.

Thứ ba, việc quy định nguyên tắc về hạn chế QCN, QCD ở Khoản 2

Điều 14 là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, do không loại trừ các quyền tuyệt đối (absolute rights - mà theo luật nhân quyền quốc tế sẽ không thể bị tước bỏ hay hạn chế trong mọi trường hợp) khỏi các quyền có thể bị hạn chế, nên quy định này có thể bị lạm dụng để vi phạm các quyền tuyệt đối.

117

Thêm vào đó, các “trường hợp cần thiết” (các bối cảnh) mà có thể được hạn chế QCN,QCD nêu ở Khoản 2 Điều 14 chưa thực sự phù hợp với nhận thức chung của cộng đồng quốc tế (Nguyên tắc Siracusa về hạn chế và tạm đình chỉ thực hiện các quyền dân sự, chính trị) [165] khi quy định các lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng có thể sử dụng cho mọi trường hợp (Nguyên tắc Siracusa quy định cụ thể trong những trường hợp nào thì lý do nào được xem là có thể chấp nhận theo luật nhân quyền quốc tế). Điều này cũng tạo ra rủi ro về việc lạm dụng Khoản 2 Điều 14 để hạn chế QCN, QCD trong thực tế. Cuối cùng, Hiến pháp 2013 chưa quy định rõ ràng về việc áp dụng nguyên tắc này, vì vậy, việc bảo vệ QCN, QCD trong bối cảnh khẩn cấp có thể gặp khó khăn, do không có những tiêu chí cụ thể.

Thứ tư, ngoài ra, còn một số hạn chế khác về mặt thể chế như việc hiến

định nguyên tắc “quyền và nghĩa vụ là không thể tách rời” có thể dẫn đến cách hiểu một cách máy móc theo hướng mọi quyền phải kèm theo một nghĩa vụ tương ứng; sự thiếu hợp lý khi ghi nhận chủ thể của một số quyền là “công

dân” chứ không phải “mọi người” (ví dụ: quyền tự do đi lại, cư trú tại Điều

23, quyền tự do biểu đạt, lập hội, hội họp, biểu tình tại Điều 25…). Đặc biệt, một hạn chế quan trọng nữa đó là một bộ phận các quyền hiến định không có hiệu lực áp dụng trực tiếp, trong khi được ghi nhận theo cách thức “mọi

người/công dân có quyền… theo quy định của pháp luật” hoặc “việc thực hiện quyền … theo luật định”. Những hạn chế này cũng gây nhiều trở ngại cho

việc bảo vệ các QCN, QCD trên thực tế [29, tr.107 - 115].

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các hiến pháp việt nam (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)