Đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 27 - 28)

9. Bố cục dự kiến của luận văn

1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng

thương mại

Dịch vụ TTKDTM là một sản phẩm phát triển tất yếu cho nền kinh tế hiện đại, gắn liền với sự xuất hiện của tiền ghi sổ và sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Là một loại hình dịch vụ nên về cơ bản dịch vụ TTKDTM cũng có đầy đủ những đặc điểm của các loại dịch vụ khác như: tính đồng thời, tính không tách rời, tính không đồng nhất, tính vô hình, tính không lưu trữ và một số đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất, trong TTKDTM sự vận động của tiền tương đối độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian và không gian, tiền dưới hình thái bút tệ và tiền điện tử được sử dụng thay thế cho tiền mặt. Do quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ trao đổi trực tiếp hàng hóa và tiền tệ thì còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, trả nợ, mua hàng trả chậm thông qua hình thức thanh toán bù trừ, chuyển khoản khiến cho việc giao hàng có thể diễn ra ở nơi này, tại thời điểm này nhưng việc thanh toán có thể thực hiện ở địa điểm khác vào thời điểm khác.

Thứ hai, có ít nhất ba bên tham gia trong TTKDTM: Người chi trả (bên mua), người thụ hưởng (bên bán) và ngân hàng thương mại. Đồng thời, các chủ thể tham gia giao dịch đều phải có tài khoản tại ngân hàng bất kỳ. Chủ tài khoản (bên mua) sẽ tiến hành thanh toán cho bên bán thông qua tài khoản theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và phải trả phí thanh toán cho ngân hàng làm dịch vụ thanh toán theo quy định. Để đảm bảo yêu cầu thanh toán đầy đủ kịp thời, chủ tài khoản phải có đủ số dư trong tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thực hiện lệnh chi trả (hoặc hạn mức thấu chi nếu có). Các ngân hàng cũng thường có các chính sách ưu đãi, miễn/giảm phí cho các giao dịch chuyển khoản nhằm khuyến khích TTKDTM.

Thứ ba, Ngân hàng thực hiện vai trò trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. Khi tham gia vào quá trình thanh toán giữa người mua và người bán, NHTM cung ứng dịch vụ phải thực hiện đúng vai trò là trung gian thanh toán với chức năng thực hiện toàn bộ các khâu liên quan đến nghiệp vụ thanh toán. Do

thực hiện chức năng này, ngân hàng chịu trách nhiệm quản lý tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi vào tài khoản của khách hàng và theo dõi các khoản chi trên tài khoản của khách hàng. Khi được lệnh yêu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ trích chuyển tiền từ tài khoản của bên mua vào tài khoản của bên bán và kết thúc quá trình thanh toán. Chức năng trung gian thanh toán cũng tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng cho vay để tạo ra tiền. Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó (sec, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán).

Thứ tư, trong TTKDTM luôn có chứng từ thanh toán. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các Ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định3. Tùy theo từng hình thức thanh toán cụ thể, chứng từ thanh toán có thể là chứng từ giấy, hoặc chứng từ điện tử. Cung cấp đầy đủ các chứng từ sử dụng trong quá trình thanh toán cho khách hàng, tiết kiệm cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa tạo được sự tín nhiệm cho khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, sử dụng các công cụ thanh toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, phương thức giao nhận, vận chuyển hàng hoá.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)