Đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 31 - 32)

9. Bố cục dự kiến của luận văn

1.1.3.3. Đối với nền kinh tế

TTKDTM góp phần làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và tiết kiệm được chi phí xã hội như in tiền, hủy tiền, hư hỏng, bảo quản, kiểm đếm... Từ đó giảm bớt những chi phí của xã hội liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền mặt, tạo thuận lợi cho việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN.

Bên cạnh đó, TTKDTM làm tăng tính minh bạch của nền kinh tế, hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm, hành vi tham nhũng, trốn thuế, Chính phủ dễ dàng kiểm soát sự lưu chuyển của các dòng tiền trong nền kinh tế. Giảm bớt chi phí đầu tư vào các công cụ phòng chống tệ nạn tiền giả, đảm bảo an toàn, tiện lợi trong quá trình thanh toán, tăng cường an ninh và trật tự xã hội.

Thúc đẩy các NHTM phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, phát triển các hoạt động ngân hàng bán lẻ hỗ trợ tích cực mở rộng và phát triển thương mại điện tử góp phần tích cực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tóm lại, TTKDTM ra đời và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thị trường, là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ quá trình tái sản xuất xã hội, phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá. TTKDTM giữ một vai trò hết sức quan trọng, có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới các chủ thể quan trọng trong nền kinh tế là: doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng và nền kinh tế. Do vậy, phát triển các dịch vụ TTKDTM sẽ giúp các thành phần trong nền kinh tế đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển an toàn, bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)