Đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 29 - 31)

9. Bố cục dự kiến của luận văn

1.1.3.1. Đối với ngân hàng

Các hoạt động chủ yếu của NHTM gồm: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và đầu tư (góp vốn mua cổ phần, bảo hiểm, kinh doanh ngoại hối...). Khách hàng sử dụng hình thức TTKDTM thông qua tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng, giúp ngân hàng tận dụng được số dư tiền gửi trên tài khoản của khách hàng khi chưa sử dụng đến với lãi suất thấp, thu hút thêm nguồn tiền thông qua hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khai thác tận dụng được tối đa nguồn tiền nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế qua đó có thể sử dụng để cho vay và đầu tư. Đồng thời, với vai trò là chủ thể cung cấp dịch vụ TTKDTM qua tài khoản và không qua tài khoản thanh toán của khách hàng, sẽ mang lại nguồn thu từ phí dịch vụ, việc thanh

toán được thuận tiện nhanh chóng dễ kiểm soát. Ngoài ra, dựa vào nền tảng TTKDTM, ngân hàng sẽ thúc đẩy các hoạt động dịch vụ ngân hàng liên quan phát triển như: dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến… (Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự, 2010).

Quá trình kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động tín dụng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại cho hệ thống NHTM khả năng tạo ra tiền ghi sổ (bút tệ) trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng, trở thành kênh phân phối vốn có hiệu quả, và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Trong quản lý việc sử dụng vốn vay của khách hàng, giải ngân bằng hình thức TTKDTM giúp đánh giá tình hình sức khỏe của khách hàng vay một cách chính xác, giám sát vốn cho vay nhằm đảm bảo việc giải ngân vốn cho vay được thực hiện theo tiến độ sử dụng vốn của phương án, dự án vay vốn và nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Thông qua việc giám sát tình hình thu chi qua tài khoản, ngân hàng có thể kiểm soát tình hình chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, các nguyên tắc thanh toán, quản lý tiền tệ ở các doanh nghiệp. Chính việc giám sát này đã buộc doanh nghiệp phải minh bạch trong hoạt động kinh doanh, tạo mối quan hệ công khai giữa người vay và người cho vay nhằm tránh các rủi ro xảy ra.

TTKDTM góp phần mở rộng thị phần hoạt động của NHTM và khai thác các khách hàng tiềm năng, dễ dàng triển khai đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác, tăng số lượng sản phẩm dịch vụ trên một khách hàng, góp phần gia tăng mức độ gắn bó của khách hàng với ngân hàng. Phát triển dịch vụ TTKDTM giúp các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh vừa truyền thống, vừa hiện đại, phân tán rủi ro và mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.

Ngoài ra, sự phát triển của dịch vụ TTKDTM còn thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM. Trong những năm gần đây, số lượng các ngân hàng, tổ chức phi ngân hàng như công ty fintech, viễn thông... tham gia thị trường tài chính Việt Nam ngày càng gia tăng dẫn đến các ngân hàng không ngừng nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại để đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cấp tính năng cho các sản phẩm

17

hiện có nhằm đơn giản hóa trải nghiệm của khách hàng, thu hút, gia tăng lượng khách hàng mới tham gia sử dụng dịch vụ, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)