Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 46 - 48)

9. Bố cục dự kiến của luận văn

1.2.4.1. Các nhân tố khách quan

Yếu tố kinh tế vĩ mô, trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Cũng giống như các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của NHTM chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất,

33

tỉ lệ thất nghiệp, .... Những sự thay đổi từ môi trường kinh tế có thể tạo ra cơ hội hoặc thách thức tác động đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, từ mục tiêu và chiến lược cho đến kết quả hoạt động kinh doanh. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, các chủ thể trong nền kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư sản xuất, tiêu dùng gia tăng, nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hóa tăng lên, do vậy nhu cầu thanh toán với số lượng giao dịch ngày càng tăng và giá trị giao dịch ngày càng lớn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của phương thức TTKDTM.

Việc phát triển dịch vụ TTKDTM còn chịu ảnh hưởng bởi trình độ phát triển kinh tế xã hội. Tại các khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa điều kiện sống chưa kịp phát triển so với khu vực đô thị, mức sống, trình độ hiểu biết của người dân về các lợi ích của TTKDTM, cách thức sử dụng các phương tiện còn hạn chế. Đồng thời, chưa có nhiều niềm tin vào ngân hàng và thói quen cố hữu của người dân trong việc sử dụng và cất trữ tiền mặt cũng cũng là một lực cản đối với việc phát triển dịch vụ TTKDTM. Thêm vào đó, ở những khu vực này địa bàn rộng, dân cư thưa, ở phân tán, giao thông không thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cung ứng điện, công nghệ thông tin, thiếu các điều kiện đảm bảo an ninh, an toàn cho cơ sở hạ tầng cung ứng cho dịch vụ TTKDTM.

Cơ sở pháp lý và các chính sách của Nhà nước

Mọi hoạt động ngân hàng đều phải tuân thủ Luật tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn về các hoạt động ngân hàng. Khi các quy định của pháp luật thay đổi thì hoạt động ngân hàng cũng phải thay đổi phù hợp và ngược lại trong điều kiện thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ như hiện nay thì các quy định của Nhà nước cần có sự linh hoạt, theo kịp để hoạt động ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đồng thời, các quy định, chỉ đạo, yêu cầu của Nhà nước về các đối tượng, ngành nghề, loại giao dịch sử dụng phương thức TTKDTM cũng góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ TTKDTM.

Trong TTKDTM có sự tham gia của tổ chức cung ứng dịch vụ và các phương tiện thanh toán nên giá trị của tiền được chuyển đi một cách vô hình, khác với tính hữu hình của tiền khi thanh toán sử dụng tiền mặt, và điều này gây ra tâm lý e ngại về các rủi ro có thể xảy ra với tiền trong quá trình chu chuyển. Một cơ sở pháp lý chặt chẽ cho hoạt động thanh toán là nền tảng đảm bảo các chủ thể có thể yên tâm tham gia vào quá trình thanh toán.

Trình độ dân trí, mức sống, thói quen, tập quán của người dân

Hành vi và nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố như tâm lý, thói quen, trình độ dân trí và nhận thức của mỗi cá nhân. Trình độ dân trí thấp, người dân am hiểu ít và chưa được truyền thông nhiều về TTKDTM dẫn đến tâm lý e ngại, sợ rủi ro khi sử dụng phương tiện thanh toán khác thay thế cho tiền mặt. Tuy nhiên, thói quen này đang dần thay đổi và sẽ còn thay đổi rất nhanh do cơ cấu dân số trẻ chủ yếu sử dụng điện thoại thông minh và Internet cho các giao dịch và đang có xu thế chuyển dịch sang các công cụ TTKDTM trong thời gian vừa qua. Đồng thời, khi trình độ dân trí cao, nền kinh tế phát triển, người dân tiếp cận được với nền văn minh thế giới, ứng dụng được những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại nhất phục vụ nhu cầu cần thiết của con người và sẵn sàng sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại.

Rủi ro trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Gian lận trong lĩnh vực thanh toán, trong đó có tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, thanh toán thẻ qua POS, thanh toán điện tử gần đây có những diễn biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn. Do đó, để thay đổi thói quen của người dân sang phương thức TTKDTM thì cần xây dựng niềm tin với người dân, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)