Kinh nghiệm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 51 - 57)

9. Bố cục dự kiến của luận văn

1.3. Kinh nghiệm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng

hàng trong nước và bài học kinh nghiệm cho Vietcombank

Dựa trên định hướng chiến lược, điều kiện đặc thù và những lợi thế riêng có, các ngân hàng ở Việt Nam đều có những nỗ lực, giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân, qua đó đẩy mạnh phát triển TTKDTM. Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank) là ngân hàng đầu tiên triển khai thành công việc đưa mô hình máy TPBank LiveBank và eKYC trên ứng dụng di động vào sử dụng tại thị trường Việt Nam. Với mô hình hoạt động 24/7, LiveBank phục vụ khách hàng như một chi nhánh ngân hàng truyền thống vào bất cứ thời điểm trong ngày kể cả ngày nghỉ và Lễ, Tết. Bên cạnh các dịch vụ thông thường như: mở tài khoản, phát hành thẻ nhanh, gửi tiết kiệm, mở tài khoản, nạp tiền vào tài khoản, chuyển tiền trong nước, quốc tế, …, LiveBank còn cho phép rút tiền bằng vân tay, rút tiền bằng QR Code và phát hành thẻ ATM nhận ngay. Với eKYC – phương thức định danh điện tử được ứng dụng thành công trên app TPBank từ tháng 8/2020, khách hàng chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản là đã đăng ký tài khoản thành công và có thể thực hiện ngay các giao dịch thông thường như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua sắm online, … hoàn toàn miễn phí. Để phục vụ cho việc vận hành eKYC, app TPBank đã được tích hợp những công nghệ hàng đầu như: Máy học (Machine Learning), Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR), Công nghệ nhận diện khuôn mặt (Face Recognition) & Công nghệ nhận diện người sống (Liveness Check), Công nghệ nhận diện khách hàng giả mạo, lừa đảo (Fraud detection).

Đặc biệt, TPBank đã ứng dụng thành công công nghệ gọi điện trực tuyến (Video Call) đảm bảo xác minh thông tin qua app có hiệu quả như gặp mặt trực tiếp.

Công nghệ này cho phép khách hàng có thể mở tối đa hạn mức giao dịch ngay trên app mà không cần đến quầy hay gặp mặt trực tiếp nhân viên ngân hàng. Thành quả có được là do mỗi năm TPBank dành khoảng 25-30% ngân sách cho công nghệ, đồng thời việc tiếp cận công nghệ đã được triển khai từ rất sớm và liên tục, cùng với chiến lược về nhân sự, tạo lập quy trình và cả kinh nghiệm.9

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã triển khai nhiều giải pháp trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống như y tế, viễn thông, giáo dục, chi phí sinh hoạt thiết yếu như tiền điện, tiền nước và phục vụ toàn diện rất nhiều các dự án TTKDTM cho các đối tác, nhà cung cấp hoạt động trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như: Bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, điện lạnh.... “Giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt và đăng ký khám trực tuyến cho bệnh nhân” tại một số bệnh viện như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội... là giải pháp thanh toán viện phí được ứng dụng công nghệ hiện đại, đơn giản, thuận tiện và đã được áp dụng tại hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới. Với việc triển khai thành công giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, VietinBank đã góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, đặc biệt là rút ngắn thời gian chờ đợi thanh toán tiền viện phí cũng như tiết kiệm chi phí, nhân lực cho bệnh viện do mỗi bệnh nhân sẽ được cung cấp một loại thẻ khám bệnh vừa là thẻ bệnh viện vừa là thẻ thanh toán, giúp cho người dân chi trả ngay lập tức khi khám bệnh. Bệnh nhân sử dụng dịch vụ thanh toán viện phí qua thẻ còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của VietinBank… Việc áp dụng giải pháp này đã tác động đến sự thay đổi nhận thức và hành vi trong sử dụng dịch vụ và giải pháp thanh toán của người dân.

9

39

Ngoài ra, VietinBank là một trong những ngân hàng Việt Nam tiên phong ứng dụng công nghệ Blockchain trong giao dịch phát hành L/C tới một ngân hàng thông báo ngoài hệ thống. VietinBank đã gia nhập và lần đầu phát hành thành công L/C liên ngân hàng trên mạng lưới Contour cho một đơn hàng nhập khẩu. Khác với giao dịch TTTM truyền thống phải thực hiện trên nhiều hệ thống khác nhau, toàn bộ quá trình của giao dịch này được thực hiện trên cùng một nền tảng với sự tham gia của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng liên quan. Hệ thống giúp tất cả các bên tham gia đều được làm chủ, giám sát giao dịch trong suốt quá trình thực hiện, do đó đảm bảo tính nhất quán, minh bạch. Giao dịch phát hành L/C số hóa đầu tiên này của VietinBank còn cho thấy những ưu điểm nổi bật của công nghệ Blockchain như: Bảo mật cao, tốc độ xử lý giao dịch được cải thiện rõ rệt, giảm thiểu giấy tờ, tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót, cho phép các bên hoàn thành các luồng công việc trong thời gian thực.

Agribank, từ cuối năm 2017 đã triển khai mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng có thể thực hiện nhiều nghiệp vụ như giải ngân, cho vay, thu nợ, nhận tiền gửi, chuyển tiền, mở tài khoản, phát hành thẻ... Năm 2018, điểm giao dịch lưu động được triển khai bằng ô tô chuyên dùng của Agribank tại 62 chi nhánh, phục vụ hơn 85 nghìn khách hàng ở phạm vi 198 xã. Tháng 2/2020, Agribank đã triển khai thành công dịch vụ thanh toán biên giới Việt Nam - Trung Quốc qua hệ thống Internet Banking (hệ thống CBPS), sự kiện này đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong việc tự động hóa giao dịch chuyển tiền biên giới, hỗ trợ cho việc hạch toán và tác nghiệp của giao dịch viên được dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, mọi thông tin liên quan đến giao dịch (thông tin khách hàng, biểu phí, tỷ giá…) đều được minh bạch và lưu trữ tự động trên hệ thống đồng thời hỗ trợ cho công tác thống kê báo cáo cũng như công tác phòng chống rửa tiền, quá trình giao dịch có sự phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan trong giao dịch, hạn chế rủi ro tác nghiệp. Tự động hóa giao dịch đã giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng thêm tiện ích cho khách

hàng khi sử dụng dịch vụ đồng thời đánh dấu nỗ lực của Agribank trong quá trình chuyển mình hội nhập với xu thế công nghệ 4.0 và đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

Năm 2020, Nam A Bank đã trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên ứng dụng công nghệ robot vào giao dịch (Robot OPBA) nhằm tăng trải nghiệm của người dùng và gần nhất là áp dụng phương thức xác thực thông tin khách hàng trực tuyến (eKYC); OCB cũng đã số hóa dịch vụ mở tài khoản, chỉ với 3 - 5 phút, khách hàng có thể mở tài khoản online với ngân hàng số OCB Omni và ngân hàng này vừa ra mắt phiên bản OCB Omni 2.0 chú trọng tính cá nhân hóa trải nghiệm người dùng...

Như vậy, trong điều kiện cơ sở dữ liệu quốc gia chưa hoàn chỉnh, chưa sẵn sàng, để đẩy mạnh phát triển TTKDTM vào hoạt động thanh toán, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Vietcombank trong phát triển dịch vụ TTKDTM như sau: - Đầu tư vào hệ thống công nghệ hiện đại ứng dụng trong ngân hàng là nền tảng

để phát triển TTKDTM. Mặc dù để thay đổi và áp dụng công nghệ hiện vào các hoạt động của Vietcombank sẽ rất tốn kém do quy mô quá lớn, song Vietcombank cần mạnh dạn và chủ động đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống công nghệ hiện đại để đáp ứng và theo kịp xu hướng hiện nay. Các ứng dụng có thể triển khai trong thời gian tới như ứng dụng trí tuệ nhân tạo với chatbots (TPBank với trợ lý ảo T’Aio, Timo Chat Bot của VPBank,...), SMART FORM của MBBank giúp giảm thời gian giao dịch tại quầy của khách hàng giảm tới 80% xuống chỉ còn trung bình 3-5 phút cho mỗi giao dịch, không bao gồm thời gian scan và phê duyệt hồ sơ (Hyperlogy Corporation, 2018); sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích thông tin khách hàng từ đó đánh giá và dự báo khả năng chi trả nợ để đưa ra quyết định cho vay một cách chính xác hơn (BIDV triển khai thí điểm trí tuệ nhân tạo Watson của IBM thông qua đối tác Five9 (Techsignin, 2017),... nhằm đơn giản hóa thủ tục ngân hàng đồng thời phổ biến dịch vụ ngân hàng đến

41

rộng rãi các thành phần trong nền kinh tế.

- Sử dụng kết hợp công nghệ nhận diện bằng sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt, mống mắt, giọng nói hay tĩnh mạch) để xác thực và nhận diện chính xác khách hàng, bên cạnh việc tham chiếu với các hệ thống dữ liệu của các bên thứ 3 (công ty viễn thông, bảo hiểm xã hội, thuế…). Việc phát hành thẻ lấy ngay như các NHTMCP cũng sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là những yếu tố then chốt, bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh phát triển TTKDTM tại Vietcombank.

KT LUN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại. Các công trình nghiên cứu liên quan đã xem xét các khía cạnh đa chiều về đặc điểm, vai trò của TTKDTM trong bối cảnh cách mạng 4.0, hội nhập kinh tế toàn cầu và sự bùng nổ các thành tựu nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin. Tác giả cũng đã trình bày các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ TTKDTM, yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ TTKDTM của ngân hàng thương mại. Đây là cơ sở để tác giả lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

43

CHƯƠNG 2: THC TRNG PHÁT TRIN DCH V THANH

TOÁN KHÔNG DÙNG TIN MT TI VIETCOMBANK BC

BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)