Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 128 - 149)

9. Bố cục dự kiến của luận văn

3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

Ủy ban nhân dân là một hệ chính trị xuyên suốt từ tỉnh đến các xã, phường, huyện, thị trấn và cũng là nơi thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước qua từng giai đoạn, từng thời kỳ. Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông đồng bộ và có hiệu quả từ cấp tỉnh đến phường/xã trong việc phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thức thanh toán tiêu dùng của người dân, qua đó nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho người dân, khuyến khích sử dụng các phương thức TTKDTM. Thực tế, thói quen là rào cản lớn nhất khiến thanh toán tiền mặt vẫn còn phổ biến. Và thói quen chỉ thay đổi khi người tiêu dùng thấy rõ được lợi ích và sự tiện lợi, an toàn bên cạnh đó dịch vụ phải thật đa dạng. Do đó, UBND cần phối hợp với NHNN và các cơ quan chức năng triển khai nhiều hoạt động truyền thông, trong đó trọng tâm cung cấp thông tin tin tiện ích TTKDTM, các sản phẩm dịch vụ và kỹ năng sử dụng dịch vụ ngân hàng đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, chính sách phí, cơ cấu phí, các loại phí để người sử dụng yên tâm, đảm bảo được mục tiêu cân bằng thông tin giữa đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán và người sử dụng, qua đó bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính. Hình thức truyền thông được thực hiện đa dạng, phong phú, ứng dụng công nghệ hiện đại. Các chương trình phù hợp với thói quen,

115

văn hóa vùng miền, các thông điệp dễ hiểu, gần gũi với các đối tượng vùng sâu vùng xa, tạo ấn tượng, thu hút công chúng như tổ chức thi hái hoa dân chủ trong các phường xã, rung chuông vàng trong các đơn vị hành chính, cuộc thi sáng tác thơ ca, hò vè, tiểu phẩm ngắn...

Cần có ý kiến kiến nghị các bộ, ngành có những giải pháp cụ thể chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thúc đẩy việc phối hợp với các NHTM để triển khai thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công, góp phần đa dạng hóa các kênh thu, nộp tạo nhiều tiện ích và thuận lợi cho DN và người dân. Triển khai đồng bộ, trên diện rộng đa dạng lĩnh vực ngành nghề để người sử dụng có thể sử dụng phương thức TTKDTM trong các giao dịch đời sống hằng ngày. Điển hình như việc khuyến khích, yêu cầu các hộ kinh doanh khi đăng ký kinh doanh cần kèm theo điều kiện mở tài khoản ngân hàng, và áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho cơ sở kinh doanh của mình như lắp đặt máy POS, chấp nhận QR code…

Ủy ban nhân nhân tỉnh Bình Dương chỉ đạo các cơ quan, ban ngành theo nhiệm vụ chức năng của mình chủ động ban hành các văn bản và hướng dẫn người dân thực hiện TTKDTM bằng cách thanh toán các giao dịch mua, bán qua ngân hàng. Đặc biệt, sở văn hóa thông tin chủ động mở các chương trình, tuyên truyền giải thích, giới thiệu và hướng dẫn người dân thực hiện thay đổi hình thức thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.

Xây dựng kênh tiếp nhận, xử lý thông tin trực tuyến để người dân có thể phản ánh, cập nhật các hành vi gian lận, lừa đảo, giả mạo, các biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và xử lý khi bị lợi dụng trong hoạt động TTKDTM.

KT LUN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTKDTM ở chương 2, những rủi ro trong hoạt động TTKDTM và nguyên nhân từ đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM một cách cụ thể, phù hợp với thực tiễn.

Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất với Vietcombank, NHNN Việt Nam tỉnh Bình Dương và UBND tỉnh Bình Dương về cách thức để góp phần đẩy mạnh phát triển TTKDTM trong thời gian tới.

117

KT LUN

Chúng ta hẳn vẫn thường nghe câu nói truyền miệng trong dân gian “đồng tiền gắn liền khúc ruột”. Qua đó, có thể thấy rằng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người tiêu dùng và tầm quan trọng của nó trong đời sống hằng ngày. Chuyển đổi từ tiền mặt sang không dùng tiền mặt, thực chất bản chất của tiền không thay đổi, vẫn là thước đo giá trị của tất cả các loại hàng hóa dịch vụ, nhưng lại vấp phải rào cản về thói quen, tâm lý của người dân. Việc chuyển từ trạng hữu hình (tiền sờ nắm được, đo đếm được) sang một trạng thái vô hình (tiền trong tài khoản ngân hàng, được quy ước ghi sổ) cũng sẽ khiến cho người tiêu dùng không yên tâm, do chưa nhìn thấy cầm nắm được tiện ích, hơn nữa những tồn tại liên quan vấn đề về rủi ro trong TTKDTM, vấn đề an toàn bảo mật thông tin cũng là một trong các yếu tố quan trọng khiến cho thói quen của người tiêu dùng chưa thể thay đổi, chấp nhận phương thức thanh toán mới ngay tức thời.

Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập, phát triển TTKDTM là hướng đi tất yếu, trong đó ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế cần phải có những động thái, có những giải pháp để phát triển dịch vụ TTKDTM. Với mục tiêu cụ thể là nghiên cứu, tìm cơ sở để xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank Bắc Bình Dương, luận văn đã hoàn thành được các nội dung sau:

Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến dịch vụ ngân hàng và TTKDTM, điều kiện để phát triển và các tiêu chí đo lường đánh giá sự phát triển của dịch vụ TTKDTM, nhận diện một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ TTKDTM.

Phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ TTKDTM, từ đó rút ra các hạn chế và rủi ro cùng nguyên nhân cần khắc phục tại Vietcombank Bắc Bình Dương.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với chiến lược phát triển của Vietcombank, tác giả đề xuất các hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng và TTKDTM tại Vietcombank Bắc Bình Dương.

Những điểm mới của luận văn bao gồm:

Một là, đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm về phát triển dịch vụ TTKDTM tại một đơn vị cụ thể, là nơi trực tiếp cung ứng ra thị trường các phương tiện TTKDTM. Trọng tâm nghiên cứu là các dịch vụ TTKDTM của ngân hàng, trong đó đã đề cập chủ yếu đến các dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ cao.

Hai là, đã tập trung nghiên cứu một cách hệ thống về tình hình thực tại biến động về số lượng khách hàng, tài khoản, kênh phân phối, doanh số thanh toán qua các kênh, các rủi ro trong TTKDTM, … để phát triển dịch vụ TTKDTM, cho phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng hiện nay. Có sự kết nối làm rõ vai trò, trách nhiệm của ngân hàng trong việc triển khai TTKDTM, đánh giá mức độ đáp ứng và kết quả thực hiện yêu cầu triển khai TTKDTM của NHNN.

Mặt hạn chế của luận văn

Do giới hạn về mặt dữ liệu và quyền hạn truy cập tác giả chưa có cách thức thống kê về mặt số lượng giao dịch và giá trị giao dịch theo phương tiện TTKDTM như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ... để thể hiện được các phương tiện như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu đang ngày càng không phải là ưu tiên lựa chọn của khách hàng mà chỉ dùng kinh nghiệm thực tế tích lũy công tác tại đơn vị và giới hạn trong phạm vi nghiên cứu để đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM thông qua các phương tiện thanh toán hiện đại.

Do hạn chế về mặt số liệu, các nội dung trong chương 2 chưa có sự so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn để thấy được thị phần của chi nhánh cũng như mức độ

119

phát triển dịch vụ TTKDTM của Vietcombank Bắc Bình Dương để từ đó có kiến nghị phù hợp với NHNN và UBND tỉnh Bình Dương.

Luận văn chưa thực hiện khảo sát thực tế khách hàng của chi nhánh để thấy được chất lượng dịch vụ TTKDTM cũng như các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức TTKDTM của khách hàng mà chỉ dừng lại ở việc sử dụng kết quả khảo sát của các đơn vị thuê ngoài do Trụ sở chính triển khai trong các đợt đánh giá khách hàng bí mật và NPS hàng năm.

Về hướng phát triển của luận văn

Ngoài việc bổ sung những hạn chế đã nêu còn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu ra tất cả các chi nhánh Vietcombank trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì cái nhìn sẽ toàn diện và phản ánh đúng thực trạng TTKDTM của Vietcombank trên địa bàn tỉnh Bình Dương, qua đó có những kiến nghị đề xuất phù hợp hơn.

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế, nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để tiếp tục hoàn thiện đề tài, đem lại tinh khả thi cao nhất khi áp dụng vào thực tiễn tại đơn vị.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài Chính (2015). Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia

tăng và quản lý thuế tại Nghịđịnh số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015, ban

hành ngày 27/05/2015.

2. Bùi Thị Hằng (2020). Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy. Luận văn thạc sĩ, Đại học

kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Brett King (2020). Bank 4.0 Ngân hàng số: Giao dịch mọi nơi, không chỉ

ngân hàng, do Quỳnh Ca dịch, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

4. Đặng Công Hoàn. (2015). Phát triển Dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư tại

Việt Nam”. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

5. Đặng Công Hoàn (2021). Lợi ích thanh toán không dùng tiền mặt: Góc nhìn của các chuyên gia và một số khuyến nghị chính sách. Tạp chí Ngân hàng, số 2, trang 42 - 47

6. Lê Hữu Hưng (2021). Thay đổi thói quen hướng tới sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt trước tác động của đại dịch Covid - 19. Tạp chí Ngân hàng, số 5, trang 30 - 44.

7. Lý Hoàng Ánh và Lê Thị Mận (2013). Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. NXB Đại học Quốc Gia TP HCM, Hà Nội, trang 282.

8. Nguyễn Anh Tuấn (2019). “Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh

toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi

nhánh Ninh Thuận” Luận văn thạc sĩ, Đại học Ngân hàng TP HCM.

9. Nguyễn Minh Kiều (2006). Tiền tệ Ngân hàng. NXB Thống kê, TP HCM. 10. Nguyễn Minh Sáng (2018), “Xu hướng ngân hàng mở trong bối cảnh toàn cầu và sự chuẩn bị của Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, 19, 10-13.

II

11. Nguyễn Thị Kim Nhung (2018). Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ công qua ngân hàng thương mại. Tạp chí ngân hàng, 20.

12. Nguyễn Thị Nguyệt Dung và Nguyễn Hữu Cung. (15/06/2018). Chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ, 102-107.

13. Nguyễn Văn Ngọc (2011). Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Hà Thanh & Dương Thu Hương. (2021). Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng phương thức thanh toán điện tử tại Hà Nội dưới tác động của đại dịch Covid - 19. Tạp chí Ngân hàng, số 6, trang 33-40.

15. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014). Thông tư số 46/2014/TT-NHNN của

Ngân hàng Nhà nước về Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ban

hành ngày 31/12/2014.

16. Phạm Hà Thư. (2021). Triển khai thí điểm dịch vụ Mobile - Money gia tăng tiện ích trong thanh toán và thúc đẩy tài chính toàn diện. Chuyên đề Công nghệ và

Ngân hàng số, số 3, trang 2-5.

17. Phạm Hoài Anh (2021). Dấu ấn công nghệ ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt năm 2020. Chuyên đề Công nghệ và Ngân hàng số, số 1, trang 14 - 18.

18. Thủ tướng Chính phủ (2012). Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Thủ tướng

Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, ban hành ngày 22/11/2012.

19. Thủ tướng Chính phủ (2016). Nghị định số 80/2016/NĐ-CP của Thủ tướng

Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày

22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt, ban hành ngày 01/07/2016.

20. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định 2545/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai

21. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định về việc phê duyệt Chiến lược tài chính

toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành ngày

22/01/2020.

22. Trần Đức Thắng (2016). Nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân

hàng điện tử với mức độ thỏa mãn và mức độ trung thành của khách hàng ở Việt Nam.

Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.

23. Trần Lan Anh (2020). Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt những tháng đầu năm 2020. Chuyên đề tin học Ngân hàng, số 3, trang 5-7.

24. Trịnh Thanh Huyền. (2012). Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua

ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận án TIến sĩ kinh tế. Học viện tài chính

25. Vietcombank (2018). Báo cáo kết quả Dự án khách hàng bí mật hệ thống

Vietcombank năm 2018, Hà Nội.

26. Vietcombank (2019). Báo cáo kết quả Dự án khách hàng bí mật hệ thống

Vietcombank năm 2019, Hà Nội.

27. Vietcombank (2019). Báo cáo của Ban điều hành về kết quả hoạt động kinh

doanh năm 2019, định hướng năm 2020 của Vietcombank, Hà Nội.

28. Vietcombank (2020). Báo cáo định hướng hoạt động kinh doanh bán lẻ của

Vietcombank giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội.

29. Vietcombank (2020). Báo cáo kết quả Dự án khách hàng bí mật hệ thống

Vietcombank năm 2020, Hà Nội.

30. Vietcombank (2020). Báo cáo kết quả Dự án NPS hệ thống Vietcombank năm

2020, Hà Nội.

31. Vietcombank Bắc Bình Dương (2015), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015.

Phương hướng năm 2016, Bình Dương.

32. Vietcombank Bắc Bình Dương (2016), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016.

IV

33. Vietcombank Bắc Bình Dương (2017), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017.

Phương hướng năm 2018, Bình Dương.

34. Vietcombank Bắc Bình Dương (2018), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018.

Phương hướng năm 2019, Bình Dương.

35. Vietcombank Bắc Bình Dương (2019), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019.

Phương hướng năm 2020, Bình Dương.

36. Vietcombank Bắc Bình Dương (2020), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020.

Phương hướng năm 2021, Bình Dương.

Tiếng Anh

37. Bauer (1960). Consumer Behavior as Risk Taking, Dynamic Marketing for Changing World. American Marketing Association, Chicago, 389.

38. Jashim Khan and Margaret Craig-Lees (2014). “Cashless transactions: their effect on purchase behaviour”, University of Auckland, International Business &

Economics Review, vol.1, n.1 ISSN 1647-1989.

39. Noel Capon (2009). Capon's Marketing Framework. Wessex, Inc.

40. Shaikh et al (2018). How Relevant Are Risk Perceptions, Effort, and Performance Expectancy in Mobile Banking Adoption? International Journal of e-

Business Research, 14(2), 39-60. DOI:10.4018/IJEBR.2018040103

41. Zeithaml, V.A & Bitner, M.J (2000), Services Marketing: Integrating Customer Focus across the Firm, Irwin McGraw-Hill.

Website

42. Chi Mai (2020). Bình Dương khẳng định ưu thế thu hút FDI. Địa chỉ: https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/binh-duong-khang-dinh-uu-the-thu-hut-fdi-

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 128 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)