Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 111 - 114)

9. Bố cục dự kiến của luận văn

2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tiền mặt là phương thức thanh toán phổ biến, được chấp nhận ở nhiều nơi, nhanh chóng, không cần thủ tục giấy tờ phức tạp, chính những điều này đã góp phần mang lại sự yên tâm cho người dân với tâm lý “đồng tiền gắn liền khúc ruột”, từ đó giữ vững thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch từ xưa đến nay. Nên khó để thay đổi sang một phương thức khác. Bên cạnh đó, trình độ của người dân trên địa bàn còn thấp, việc chưa quen, chưa chắc chắn về tính an toàn khi tiếp cận phương thức mới, công nghệ mới cũng khiến người dân e ngại sử dụng và đối với những đối tượng như người lớn tuổi, hưu trí, người nông dân không có nhu cầu giao dịch nhiều thì tâm lý sử dụng một phương thức thanh toán mới là không cần thiết.

Thứ hai, niềm tin với ngân hàng, với đối tác cung ứng dịch vụ, hàng hóa chưa cao, phát sinh các rủi ro, các lỗi trong quá trình sử dụng như nhận được hàng giả, hàng kém chất lượng, rút tiền không ra bị trừ tiền, tội phạm công nghệ cao đánh cắp lừa đảo để lấy tên truy cập mật khẩu.... và khi gặp lỗi chưa có cơ chế chính sách quy định để bảo vệ quyền lợi khách hàng. Đồng thời, các phí phát sinh trong quá trình sử dụng như phí quản lý tài khoản, phí chuyển tiền, phí chiết khấu khi cà thẻ...cũng khiến khách hàng e ngại và nghi ngờ về sự tiện lợi khi sử dụng các phương thức này.

Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng, văn bản pháp lý của NHNN chưa thực sự hỗ trợ cho công tác phát triển dịch vụ TTKDTM; chưa có sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực cùng thực hiện nên ngân hàng và khách hàng còn gặp khó khăn trong triển khai và áp dụng. Có thể xem xét một số trường hợp điển hình như: (i) NHNN yêu cầu các NHTM phải đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dân và ATM không được ngừng hoạt động quá 24h. Do đó, các ngân hàng phải tăng cường nạp tiền vào máy ATM vào các ngày trong tuần kể cả cuối tuần để đảm bảo nhu cầu khách

hàng, nếu không đáp ứng kịp khách hàng sẽ khiếu nại lên NHNN, đưa ra các phản ứng tiêu cực trên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Do đó, một số chính sách quy định của nhà nước đang là rào cản đối với việc yêu cầu các ngân hàng đẩy mạnh TTKDTM ở một khía cạnh nào đó. (ii) Người tiêu dùng sử dụng phương thức TTKDTM nhưng khi đi mua sắm hàng hóa dịch vụ, đơn vị bán hàng chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt (để tránh thuế và các phí phát sinh hoặc có gắn POS nhưng không biết sử dụng hoặc thuộc loại hình kinh doanh được yêu cầu phải triển khai lắp đặt POS nhưng không quy định phải thanh toán qua POS), người tiêu dùng sẽ phải tìm cách có tiền mặt để mua được hàng hóa hoặc chấp nhận không mua, không sử dụng hàng hóa dịch vụ đó. (iii) Sau khi thanh toán bằng hình thức TTKDTM, người tiêu dùng nhận được sản phẩm dịch vụ không đúng với chất lượng đã cam kết, người tiêu dùng không biết cơ quan đầu mối sẽ tiếp nhận xử lý khiếu nại cho mình, sau một vài lần như vậy người tiêu dùng nhận thấy “tiền trao cháo múc” vẫn là lựa chọn an toàn, chắc chắn. (iv) Khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng cho TTKDTM, thì việc trao đổi hàng hóa giữa khu vực đô thị và nông thôn vẫn sử dụng phương thức thanh toán mà hai bên có thể cùng đáp ứng là tiền mặt.

Một số giải pháp chưa mang tính toàn diện, cụ thể cho từng đối tượng, ngành nghề. Có thể thấy những đối tượng không biết đọc, viết, nếu áp dụng triển khai TTKDTM là một trở ngại cho cả phía khách hàng và ngân hàng.

Như đã đề cập ở phần trước, một trong những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TTKDTM là yếu tố tâm lý, thói quen của người dân. Tuy nhiên, với xu hướng cơ cấu dân số trẻ, thế hệ trẻ sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng và thanh toán, và yếu tố tâm lý của người tiêu dùng sẽ chịu ảnh hưởng bởi niềm tin với dịch vụ TTKDTM và các rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng nên việc xây dựng niềm tin với khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ TTKDTM.

99

KT LUN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn giới thiệu khái quát về Vietcombank Bắc Bình Dương và kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2020. Chương đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM để từ đó đánh giá được những hạn chế, rủi ro trong phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank Bắc Bình Dương. Trong chương cuối của luận văn, trên cơ sở kết hợp, phân tích các thông tin đã thu thập được từ 2 chương đầu, xuất phát từ định hướng chung của Chính phủ, NHNN và Vietcombank, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank Bắc Bình Dương. Đồng thời, tác giả cũng sẽ đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan hữu quan và Vietcombank Trụ sở chính để tạo thêm điều kiện, môi trường thuận lợi cho việc thực thi hệ thống giải pháp này.

CHƯƠNG 3: GII PHÁP PHÁT TRIN DCH V THANH TOÁN

KHÔNG DÙNG TIN MT TI VIETCOMBANK BC BÌNH

DƯƠNG

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)