Mô hình tổ chức, mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 58 - 62)

9. Bố cục dự kiến của luận văn

2.1.2. Mô hình tổ chức, mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực

Về mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động

Ngày đầu thành lập, chi nhánh có 36 cán bộ nhân viên, được chia tách thành các phòng: khách hàng, phòng thanh toán kinh doanh dịch vụ, kế toán, hành chính ngân quỹ, tin học, kiểm tra giám sát tuân thủ.

Từ tháng 6/2015, nhằm chuẩn hóa mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh theo Bộ tiêu chuẩn mô tả vị trí công việc của hệ thống,

45

đồng thời tăng cường công tác chào bán, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chi nhánh đã thực hiện phân tách và chuyển đổi:

Thứ nhất, chức năng bán hàng hiện đang phân tán tại nhiều bộ phận trong chi nhánh, tập trung đầu mối tại phòng khách hàng. Phòng khách hàng không chỉ cho vay, mà là phòng đầu mối quản lý khách hàng, bán tất cả các sản phẩm dịch vụ;

Thứ hai, giải thể Tổ kiểm tra giám sát tuân thủ, sáp nhập vào phòng Kế toán; giải thể phòng tin học vào phòng Hành chính nhân sự ngân quỹ;

Thứ ba, đổi tên từ phòng thanh toán kinh doanh dịch vụ thành phòng Dịch vụ khách hàng.

Thứ tư, tách chức năng quản lý nợ thuộc phòng kế toán thành Phòng Quản lý nợ.

Như vậy, tính đến 31/12/2020 Vietcombank Bắc Bình Dương có 01 trụ sở chính (gồm 5 phòng) và 02 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc (PGD Bàu Bàng, PGD Dầu Tiếng), 101 cán bộ nhân viên (80 cán bộ chính thức và 21 cán bộ thuê khoán) (Hình 2.1) GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 Chức năng Bán hàng Phòng giao dịch Hỗ trợ (back-office) khách hàng Dịch vụ Phòng Phòng Khách hàng Phòng giao dịch Bàu Bàng Phòng Kế toán Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng giao dịch Dầu Tiếng Phòng Hành chính Phòng Quản lý nợ ngân quỹ

Hình 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức Vietcombank Bắc Bình Dương

vBan Giám đốc: gồm 3 người Giám đốc phụ trách chung, 01 Phó Giám đốc phụ trách mảng bán lẻ, 01 Phó Giám đốc phụ trách mảng tín dụng và bán buôn.

vPhòng Khách hàng

Phòng Khách hàng gồm 27 cán bộ, chia thành 3 bộ phận: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng SME và khách hàng thể nhân. Với mỗi bộ phận đều phân chia thành cán bộ RM và cán bộ CA.

Các chức năng chính: Phòng đầu mối quản lý khách hàng, tiếp cận, tư vấn, chào bán và bán tất cả các sản phẩm dịch vụ trên các kênh phân phối, gồm: tín dụng, huy động vốn, ngân hàng điện tử, phát triển đơn vị chấp nhận thẻ, mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại... phù hợp với từng loại hình khách hàng.

vPhòng Dịch vụ khách hàng

Đảm bảo chất lượng dịch vụ tại quầy, thực hiện chức năng hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý tất cả các dịch vụ ngân hàng tại quầy phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Cung cấp các dịch vụ dành cho các đối tượng khách hàng: tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ thẻ, chuyển tiền, ...

vPhòng giao dịch:

Cung cấp và xử lý tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho tất cả các đối tượng khách hàng trong thẩm quyền. Hiện tại, đối với hoạt động tín dụng, phòng giao dịch chỉ cho vay khách hàng thể nhân với hạn mức dưới 05 tỷ đồng. Với các giao dịch vượt thẩm quyền, Phòng giao dịch vẫn tiếp nhận khách hàng, tiếp nhận hồ sơ và chuyển vào phòng chức năng tương ứng tại trụ sở chính để thực hiện (như chuyển tiền nước ngoài và tác nghiệp đơn vị chấp nhận thẻ).

vPhòng Kế toán: gồm kế toán nội bộ và bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ

Niêm yết Biểu tỷ giá, Biểu lãi suất của Chi nhánh theo đúng quy định của VCB TW và cân bằng trạng thái ngoại tệ trong ngày, quản lý vận hành KPIs của Chi nhánh.

47

Xây dựng ngân sách quảng cáo, mua sắm tài sản, kế toán nội bộ. Thực hiện phần công việc kiểm tra kiểm soát nội bộ chi nhánh.

vPhòng Quản lý nợ: kiểm tra tính hợp lệ, điều kiện giải ngân hồ sơ tín dụng.

Tham gia vào quá trình theo dõi nhắc nợ, thu nợ của Phòng khách hàng.

vPhòng Hành chính ngân quỹ: bao gồm bộ phận hành chính nhân sự, ngân quỹ,

tin học. Thực hiện tuyển dụng, tổ chức các sự kiện, mua sắm xây dựng cơ bản. Về nguồn nhân lực

Nguồn nhân sự trẻ, năng động và sự gắn kết nội bộ chính là nhân tố quan trọng giúp Vietcombank Bắc Bình Dương hoạt động hiệu quả, phát triển với tốc độ khá nhanh, đóng góp đáng kể vào sự lớn mạnh chung của hệ thống Vietcombank cũng như quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, nhân sự chi nhánh luôn gặp khó khăn, số lượng cán bộ tuyển dụng mới chỉ đủ để bù đắp cho số lượng cán bộ nghỉ việc/chuyển công tác.

Bảng 2.1: Tình hình biến động nhân sự của Vietcombank Bắc Bình Dương (2016 - 2020) Đvt: người Năm/Biến động 2016 2017 2018 2019 2020 I. Tăng, do: 10 13 13 12 4 Chuyển công tác 3 3 2 2 0 Tuyển mới 7 10 11 10 4

II. Giảm, do: 8 10 7 6 2

Chuyển công tác 4 3 4 2 0

Nghỉ việc 4 7 3 4 2

Tăng tuyệt đối (I - II) 2 3 6 6 2

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Để hỗ trợ công tác nhân sự, chi nhánh đã thực hiện thay đổi thời gian tuyển dụng sớm hơn thời gian tuyển chung của toàn hệ thống nhằm thu hút các ứng viên nộp hồ sơ. Tuy nhiên, do có nhiều chi nhánh Vietcombank trên địa bàn, đồng thời các chi

nhánh có vị trí địa lý gần với TP HCM hơn, nên số lượng hồ sơ ứng tuyển rất thấp so với số lượng hồ sơ cần tuyển (tỷ lệ 1:1), chất lượng hồ sơ đạt yêu cầu không nhiều.

Có thể thấy nhân sự luôn biến động là bài toán khó của chi nhánh trong công tác ổn định nhân sự để đào tạo và thực hiện chỉ tiêu kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)