Các tiêu chí định lượng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 44 - 46)

9. Bố cục dự kiến của luận văn

1.2.3.2. Các tiêu chí định lượng

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự ra đời và phát triển của TTKDTM là một tất yếu khách quan. Khi nền kinh tế đã phát triển sang một giai đoạn mới, đòi hỏi hình thức TTKDTM không ngừng hoàn thiện và ngày càng phát triển. Việc phát triển dịch vụ TTKDTM sẽ được thực hiện theo chiều rộng và chiều sâu, sự phát triển về chiều rộng chính là việc tăng quy mô, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ cũng như tần suất sử dụng dịch vụ TTKDTM. Còn phát triển về chiều sâu chính là việc chủ thể cung ứng dịch vụ (NHTM) phải thực hiện việc nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng. Để đo lường dịch vụ TTKDTM của ngân hàng thương mại, các đề tài nghiên cứu của Trịnh Thanh Huyền (2012), Jashim Khan và Margaret Craig- Lees (2014), Nguyễn Thị Kim Nhung (2018) và tại Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày

31

30/12/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã đưa ra một số mục tiêu, tiêu chí đánh giá dịch vụ TTKDTM như mức độ tăng trưởng về doanh số qua các phương thức TTKDTM, số lượng khách hàng mở tài khoản, số lượng đơn vị trả lương qua ngân hàng, số lượng các thiết bị cơ sở hạ tầng phục vụ cho TTKDTM, sự đa dạng hóa chủng loại sản phẩm dịch vụ, chất lượng dịch vụ. (bảng 1.2)

Bảng 1.2: Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ TTKDTM Tên tiêu chí Cách đo lường Tham chiếu Tốc độ tăng trưởng khách hàng Điểm 2, khoản I, Điều 1, QĐ 2545/QĐ-TTg Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp trả lương

qua tài khoản ngân hàng Điểm 4, khoản II, Điều 1, QĐ 2545/QĐ-TTg Tốc độ tăng trưởng số lượng máy ATM/POS Điểm 3, khoản II, Điều 1, QĐ 2545/QĐ-TTg Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán Điểm 2, khoản I, Điều 1, QĐ 2545/QĐ-TTg Tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM Tác giảđề xuất Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Mỗi tiêu chí nêu trên có một ý nghĩa khác nhau đối với nhà quản lý. Ý nghĩa của các chỉ tiêu được trình bày tại bảng 1.3.

Tên tiêu chí Ý nghĩa

Tốc độ tăng trưởng khách

hàng

Cho thấy quy mô, thị phần khách hàng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng có thể thu hút nhiều khách hàng mới cũng như giữ chân các khách hàng cũ, từ đó gia tăng lượng khách hàng sử dụng phương thức TTKDTM.

Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp trả lương

qua tài khoản ngân hàng

Cho thấy các doanh nghiệp có ưa chuộng sử dụng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng hay không.

Tốc độ tăng trưởng số lượng máy ATM/POS

Thiết bị hạ tầng cơ sở phục vụ TTKDTM bao gồm: hệ thống máy rút tiền tự động (ATM) và thiết bị thanh toán thẻ (POS). Tốc độ tăng trưởng số lượng máy ATM/POS càng cao chứng tỏ có sự đầu tư cho cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh phát triển TTKDTM.

Tốc độ tăng trưởng doanh số

thanh toán

Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán qua các công cụ TTKDTM là một trong những thước đo thể hiện quy mô và tốc độ phát triển TTKDTM tại ngân hàng, đồng thời cho thấy khách hàng đã dần thay đổi thói quen, chuyển dần sang các hình thức TTKDTM.

Tốc độ tăng trưởng thu nhập

ròng từ hoạt động TTKDTM

Thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá quy mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán cao chứng tỏ khách hàng sử dụng thường xuyên, liên tục dịch vụ thanh toán của ngân hàng; số lượng và quy mô giao dịch lớn, hiệu quả của sản phẩm dịch vụ mà hiện tại ngân hàng đang cung ứng càng cao.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)