Khái quát về Vietcombank Bắc Bình Dương

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 57)

9. Bố cục dự kiến của luận văn

2.1. Khái quát về Vietcombank Bắc Bình Dương

2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Hơn 55 năm hình thành và phát triển, niềm tin của hàng triệu khách hàng vào bản sắc văn hóa Vietcombank, đã tạo nên Vietcombank - một thương hiệu lớn, một ngân hàng NHTM Nhà nước có vai trò chủ đạo và vị thế hàng đầu tại Việt Nam. Là ngân hàng đa năng với thế mạnh cả về bán buôn, bán lẻ và dịch vụ đầu tư, đi đầu trong áp dụng các chuẩn mực quốc tế, Vietcombank luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất. Cùng với truyền thống lịch sử đáng tự hào và bản sắc riêng có, được hun đúc hơn nửa thế kỷ qua, Vietcombank hôm nay bước vào một giai đoạn phát triển mới với một diện mạo hoàn toàn mới, năng động hơn, trẻ trung và gần gũi hơn.

Kế thừa những giá trị cốt lõi đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Bình Dương (tiền thân là PGD Mỹ Phước) đã được thành lập và chính thức khai trương ngày 17/3/2014, trở thành đơn vị thành viên thứ 81 trong hệ thống Vietcombank. Ngày đầu thành lập, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Bình Dương (còn được gọi là Vietcombank Bắc Bình Dương) chỉ có 36 CBNV với cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu thốn, nhưng đến nay qua hơn 7 năm đi vào hoạt động, Vietcombank Bắc Bình Dương đã có hơn 100 CBNV được đào tạo bài bản chuyên nghiệp, năng động sáng tạo, giàu nhiệt huyết; cơ sở hạ tầng làm việc khang trang và mạng lưới PGD đang được trải rộng ra các địa bàn lân cận. Ngày 16/9/2016, thành lập Phòng Giao dịch Bàu Bàng tại Lô A3-17, A3-18, Đường NC, Khu đô thị Bàu Bàng, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Ngày 26/06/

2019, khai trương Phòng giao dịch Dầu Tiếng tại thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Trải qua nhiều khó khăn thách thức của nền kinh tế, Vietcombank Bắc Bình Dương vẫn giữ được sự tăng trưởng huy động vốn và tín dụng ở mức cao qua các năm. Năm 2014, huy động vốn ở mức 1,944 tỷ đồng, đến 2020 nguồn vốn đã tăng hơn 4,500 tỷ đồng đạt 6,444 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 31%/năm. Đối với dư nợ tín dụng đạt gần 944 tỷ vào năm 2014 thì đến 2020 đạt 4,243 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 49%/năm. Tổng tài sản năm 2014 đạt 2,888 tỷ đồng, đến 2020 đạt 10,687 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 38,6%/năm. Doanh số TTQT - TTTM tăng trưởng bình quân 20%/năm, đạt 708.5 triệu USD vào năm 2020. Chi nhánh cũng vinh dự nhận được nhiều giải thưởng của hệ thống như Giải thưởng Thi đua bán sản phẩm Dịch vụ bán lẻ năm 2017, Giải thưởng Ngân hàng điện tử dành cho điểm bán Quý 3.2018, Giải thưởng phát hành Thẻ Ghi nợ quốc tế Quý 3.2019, Giải thưởng điểm bán siêu sao Digibank năm 2020, …

Hiện tại, Vietcombank Bắc Bình Dương có hơn 150,000 khách hàng cá nhân; 1,300 khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản và giao dịch, quản lý mạng lưới của 28 máy ATM và 94 ĐVCNT phủ đều khắp các khu công nghiệp và các khu vực trọng điểm trên địa bàn, phát hành trên 200,000 thẻ ghi nợ và cung cấp dịch vụ NHĐT cho hơn 100,000 khách hàng.

2.1.2. Mô hình tổ chức, mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực Về mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động Về mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động

Ngày đầu thành lập, chi nhánh có 36 cán bộ nhân viên, được chia tách thành các phòng: khách hàng, phòng thanh toán kinh doanh dịch vụ, kế toán, hành chính ngân quỹ, tin học, kiểm tra giám sát tuân thủ.

Từ tháng 6/2015, nhằm chuẩn hóa mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh theo Bộ tiêu chuẩn mô tả vị trí công việc của hệ thống,

45

đồng thời tăng cường công tác chào bán, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chi nhánh đã thực hiện phân tách và chuyển đổi:

Thứ nhất, chức năng bán hàng hiện đang phân tán tại nhiều bộ phận trong chi nhánh, tập trung đầu mối tại phòng khách hàng. Phòng khách hàng không chỉ cho vay, mà là phòng đầu mối quản lý khách hàng, bán tất cả các sản phẩm dịch vụ;

Thứ hai, giải thể Tổ kiểm tra giám sát tuân thủ, sáp nhập vào phòng Kế toán; giải thể phòng tin học vào phòng Hành chính nhân sự ngân quỹ;

Thứ ba, đổi tên từ phòng thanh toán kinh doanh dịch vụ thành phòng Dịch vụ khách hàng.

Thứ tư, tách chức năng quản lý nợ thuộc phòng kế toán thành Phòng Quản lý nợ.

Như vậy, tính đến 31/12/2020 Vietcombank Bắc Bình Dương có 01 trụ sở chính (gồm 5 phòng) và 02 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc (PGD Bàu Bàng, PGD Dầu Tiếng), 101 cán bộ nhân viên (80 cán bộ chính thức và 21 cán bộ thuê khoán) (Hình 2.1) GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 Chức năng Bán hàng Phòng giao dịch Hỗ trợ (back-office) khách hàng Dịch vụ Phòng Phòng Khách hàng Phòng giao dịch Bàu Bàng Phòng Kế toán Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng giao dịch Dầu Tiếng Phòng Hành chính Phòng Quản lý nợ ngân quỹ

Hình 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức Vietcombank Bắc Bình Dương

vBan Giám đốc: gồm 3 người Giám đốc phụ trách chung, 01 Phó Giám đốc phụ trách mảng bán lẻ, 01 Phó Giám đốc phụ trách mảng tín dụng và bán buôn.

vPhòng Khách hàng

Phòng Khách hàng gồm 27 cán bộ, chia thành 3 bộ phận: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng SME và khách hàng thể nhân. Với mỗi bộ phận đều phân chia thành cán bộ RM và cán bộ CA.

Các chức năng chính: Phòng đầu mối quản lý khách hàng, tiếp cận, tư vấn, chào bán và bán tất cả các sản phẩm dịch vụ trên các kênh phân phối, gồm: tín dụng, huy động vốn, ngân hàng điện tử, phát triển đơn vị chấp nhận thẻ, mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại... phù hợp với từng loại hình khách hàng.

vPhòng Dịch vụ khách hàng

Đảm bảo chất lượng dịch vụ tại quầy, thực hiện chức năng hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý tất cả các dịch vụ ngân hàng tại quầy phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Cung cấp các dịch vụ dành cho các đối tượng khách hàng: tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ thẻ, chuyển tiền, ...

vPhòng giao dịch:

Cung cấp và xử lý tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho tất cả các đối tượng khách hàng trong thẩm quyền. Hiện tại, đối với hoạt động tín dụng, phòng giao dịch chỉ cho vay khách hàng thể nhân với hạn mức dưới 05 tỷ đồng. Với các giao dịch vượt thẩm quyền, Phòng giao dịch vẫn tiếp nhận khách hàng, tiếp nhận hồ sơ và chuyển vào phòng chức năng tương ứng tại trụ sở chính để thực hiện (như chuyển tiền nước ngoài và tác nghiệp đơn vị chấp nhận thẻ).

vPhòng Kế toán: gồm kế toán nội bộ và bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ

Niêm yết Biểu tỷ giá, Biểu lãi suất của Chi nhánh theo đúng quy định của VCB TW và cân bằng trạng thái ngoại tệ trong ngày, quản lý vận hành KPIs của Chi nhánh.

47

Xây dựng ngân sách quảng cáo, mua sắm tài sản, kế toán nội bộ. Thực hiện phần công việc kiểm tra kiểm soát nội bộ chi nhánh.

vPhòng Quản lý nợ: kiểm tra tính hợp lệ, điều kiện giải ngân hồ sơ tín dụng.

Tham gia vào quá trình theo dõi nhắc nợ, thu nợ của Phòng khách hàng.

vPhòng Hành chính ngân quỹ: bao gồm bộ phận hành chính nhân sự, ngân quỹ,

tin học. Thực hiện tuyển dụng, tổ chức các sự kiện, mua sắm xây dựng cơ bản. Về nguồn nhân lực

Nguồn nhân sự trẻ, năng động và sự gắn kết nội bộ chính là nhân tố quan trọng giúp Vietcombank Bắc Bình Dương hoạt động hiệu quả, phát triển với tốc độ khá nhanh, đóng góp đáng kể vào sự lớn mạnh chung của hệ thống Vietcombank cũng như quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, nhân sự chi nhánh luôn gặp khó khăn, số lượng cán bộ tuyển dụng mới chỉ đủ để bù đắp cho số lượng cán bộ nghỉ việc/chuyển công tác.

Bảng 2.1: Tình hình biến động nhân sự của Vietcombank Bắc Bình Dương (2016 - 2020) Đvt: người Năm/Biến động 2016 2017 2018 2019 2020 I. Tăng, do: 10 13 13 12 4 Chuyển công tác 3 3 2 2 0 Tuyển mới 7 10 11 10 4

II. Giảm, do: 8 10 7 6 2

Chuyển công tác 4 3 4 2 0

Nghỉ việc 4 7 3 4 2

Tăng tuyệt đối (I - II) 2 3 6 6 2

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Để hỗ trợ công tác nhân sự, chi nhánh đã thực hiện thay đổi thời gian tuyển dụng sớm hơn thời gian tuyển chung của toàn hệ thống nhằm thu hút các ứng viên nộp hồ sơ. Tuy nhiên, do có nhiều chi nhánh Vietcombank trên địa bàn, đồng thời các chi

nhánh có vị trí địa lý gần với TP HCM hơn, nên số lượng hồ sơ ứng tuyển rất thấp so với số lượng hồ sơ cần tuyển (tỷ lệ 1:1), chất lượng hồ sơ đạt yêu cầu không nhiều.

Có thể thấy nhân sự luôn biến động là bài toán khó của chi nhánh trong công tác ổn định nhân sự để đào tạo và thực hiện chỉ tiêu kinh doanh.

2.2. Khái quát kết quả hoạt động giai đoạn 2015 - 2020

Giai đoạn 2015 - 2020, Vietcombank Bắc Bình Dương đã có sự tăng trưởng mạnh về quy mô và hiệu quả kinh doanh. (Biểu đồ 2.1, 2.2, 2.3. 2.4)

Đvt: tỷđồng

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn, Dư nợ của Vietcombank Bắc Bình Dương (2015 - 2020)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Về huy động vốn: Đến cuối năm 2020, huy động vốn của Chi nhánh đã tăng

153% so với năm 2015, đạt 6,608 tỷ đồng. Hiện nay, NHNN đang thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động của các ngân hàng, đảm bảo hoạt động của hệ thống

49

ngân hàng ổn định, đồng thời bảo hiểm tiền gửi bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm trong hạn mức trả tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm gặp rủi ro thanh khoản, phá sản. Do đó, dù lãi suất huy động thấp hơn so với các ngân hàng trên địa bàn nhưng nhờ sự tin tưởng, uy tín của Vietcombank trên địa bàn nên chi nhánh vẫn thu hút và duy trì được lượng tiền gửi tăng trưởng qua các năm.

Một điểm sáng trong hoạt động huy động vốn của Vietcombank Bắc Bình Dương là tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn qua các năm đều tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2020, tiền gửi không kỳ hạn đạt 2,334 tỷ đồng, tăng 184% so với năm 2015, và trong suốt giai đoạn từ 2015 - 2020 luôn chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn huy động. Có được nguồn vốn giá rẻ chủ yếu là do số lượng khách hàng cá nhân mở tài khoản qua các

năm rất lớn (xem mục 2.4.3). Đvt: %

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ của Vietcombank Bắc Bình Dương (2015 – 2020)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Mức độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng trung bình của giai đoạn 2015 - 2020 đạt 21%, trong đó, mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2019 với mức tăng 37%. Tăng trưởng tiền gửi được duy trì ổn định ở mức 2 chữ số, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có

xu hướng chậm lại. Năm 2018, tăng trưởng tiền gửi khách hàng tăng chậm đạt 6%, mức thấp nhất trong giai đoạn 2015 - 2020 (Biểu đồ 2.2).

Về dư nợ: Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 23%. Đến năm 2020, dư nợ đạt 4,243 tỷ đồng, tăng 178% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng dư nợ 2017 -2019 có xu hướng chậm lại, do chi nhánh kiên quyết xử lý, cắt giảm dư nợ đối với các khách hàng nợ xấu, khách hàng có dấu hiệu tiêu cực, đồng thời phù hợp với chủ trương, định hướng kiểm soát tín dụng chặt chẽ của NHNN. Bước sang năm 2020, dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng mạnh đến các thành phần kinh tế trong xã hội, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp chững lại, nhiều doanh nghiệp ngừng kinh doanh, giải thể, đồng thời chi nhánh cũng phải xem xét thận trọng, chặt chẽ hơn trước khi quyết định cho vay. Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2020 tăng 4% so với năm 2019. (Biểu đồ 2.1, 2.2)

Về lợi nhuận sau DPRR: Lợi nhuận sau DPRR tăng mạnh, tăng 294% so với

2015 và tăng 128% so với năm 2019, đạt 176 tỷ đồng vào năm 2020. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm, do cơ cấu doanh thu của hoạt động kinh doanh chủ yếu đến từ thu lãi, song tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) lại thu hẹp dần (Biểu đồ 2.3). Tuy nhiên, NIM thu hẹp là do chi nhánh áp dụng ưu đãi lãi suất cho một số khách hàng tiền gửi trọng yếu, một phần do chịu ảnh hưởng từ việc miễn giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. (Biểu đồ 2.3)

51

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau DPRR và NIM của Vietcombank Bắc Bình Dương (2017 - 2020)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank Bắc Bình Dương (2017 - 2020)

Thu từ lãi chiếm hơn 70% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh, trong đó, hoạt động huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank Bắc Bình Dương (chiếm 44% năm 2020). Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ xấp xỉ thu từ hoạt động tín dụng qua các năm (Biểu đồ 2.4). Có thể thấy, hoạt động tín dụng chưa thực sự mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh, và việc tỷ trọng thu từ dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm cho thấy chi nhánh đang đi đúng định hướng của Vietcombank: gia tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, trọng tâm từ dịch vụ và đầu tư kinh doanh vốn.10

2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietcombank Bắc Bình Dương

2.3.1. Quy trình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

vQuy trình mở tài khoản, phát hành thẻ ghi nợ và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân lần đầu giao dịch (khách hàng vãng lai)

- Đối tượng mở tài khoản: người từ đủ 15 tuổi trở lên, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi nhân sự.

- Hồ sơ gồm:

+ CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn, thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài);

+ Giấy đề nghị mở hồ sơ thông tin khách hàng;

+ Biểu mẫu tự xác nhận thông tin FATCA và thông tin phòng chống rửa tiền (PCRT) theo từng thời kỳ;

- Quy trình mở:

+ Bước 1: Khách hàng điền đầy đủ thông tin và ký tên vào mẫu biểu của Vietcombank, xuất trình giấy tờ pháp lý bản gốc để đối chiếu theo quy định.

10

Báo cáo của Ban điều hành về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019, định hướng năm 2020 của Vietcombank

53

+ Bước 2: Chuyên viên TTKH tiếp nhận, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, photo các giấy tờ pháp lý, tác nghiệp tạo số tài khoản.

+ Bước 3: Sau khi mở tài khoản thành công, Giao dịch viên gửi khách hàng: (i) Giấy đề nghị mở hồ sơ thông tin khách hàng có thông tin số tài khoản (photo); (ii) Giấy hẹn ngày đến lấy thẻ (nếu khách hàng có đề nghị phát hành thẻ); (iii) Thỏa thuận mở, sử dụng và quản lý tài khoản; (iii) Điều khoản điều kiện sử dụng dịch vụ tương ứng với các dịch vụ mà khách hàng đăng ký trên Giấy đề nghị mở tài khoản. Hướng dẫn khách hàng kích hoạt và sử dụng dịch vụ gia tăng. + Bước 4: phát hành thẻ, KH đến lấy thẻ trực tiếp, xuất trình giấy tờ tùy thân...

vQuy trình mở tài khoản, phát hành thẻ ghi nợ và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân lần đầu giao dịch (phát hành theo lô danh sách cán bộ nhân viên của công ty).

+ Bước 1: Vietcombank và công ty ký kết Thỏa thuận phát hành thẻ theo danh sách cán bộ nhân viên của công ty

+ Bước 2: Công ty lập danh sách cán bộ nhân viên cần phát hành thẻ theo mẫu của Vietcombank, đính kèm bộ hồ sơ phát hành thẻ gồm đầy đủ các giấy tờ cần thiết tương tự như khách hàng vãng lai. Vietcombank trả lại cho công ty giấy tờ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc bình dương (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)