8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
1.2.2. Quản lý giáo dục
1.2.2.1 Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệ thống đó là các cơ sở trường học. Về khái niệm quản lý giáo dục các nhà nghiên cứu đã quan niệm như sau:
Theo M.I.Kondakop: "Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch hoá nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống cả về số lượng lẫn chất lượng"[32].
Tác giả Nguyễn Quốc chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc và các cộng sự trong cuốn Lý luậnđại cương về quản lý cho rằng: “Trong thực tế, Quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra”[8].
Với góc nhìn của Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là: điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” [3].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực hiện được những tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất”[10].
Trên cơ sở những quan niệm và khái niệm trên, tác giả có thể khái quát như sau: “Quản lý GD là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp độ khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảm bảo sự phát triển mở rộng cả mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêu GD”.
1.2.2.2 Nội dung quản lý giáo dục
Theo tác giả Trần kiểm và cộng sự trong giáo trình quản lý nhà trường có thể tóm lược một số nội dung cơ bản của QLGD bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục.
- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục, ban hành Điều lệ nhà trường.
- Qui định mục tiêu, chương trình giáo dục, tiêu chuẩn Nhà giáo, CSVC trang thiết bị trường học
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL và giáo viên. - Huy động, quản lý, sử dụng tốt các nguồn lực.
chuyên môn - kỹ thuật, theo mục tiêu quản lý. Tuỳ theo phong cách, phương pháp, đối tượng quản lý và yếu tố tác động mà người lãnh đạo đưa ra những phương pháp quản lý giáo dục cho phù hợp với tổ chức của mình[17].