8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
1.3.3. Phương pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ trẻ 5–6 tuổi
1.3.3.1. Hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ
Có hai hình thức phát triển lời nói cho trẻ, đó là: các tiết học và các hoạt động ngoài tiết học (đổi mới hình giáo dục MN sử dụng các thuật ngữ hoạt động chung và hoạt động góc). Các tiết học có thể chia làm ba loại: loại tiết học chuyên biệt như tiết học nhận biết - tập nói ở nhà trẻ và tiết học cho trẻ làm quen với chữ cái ở mẫu giáo; loại tiết học có ưu thế phát triển lời nói như cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cho trẻ làm quen với văn học; và các tiết học khác như cho trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc,... Mọi tiết học khác nhau đều có cơ hội để phát triển tiếng nói cho trẻ. Cần phải lưu ý tích hợp nội dung phát triển tiếng nói vào các giờ học này. Ví dụ: giờ học toán về biểu tượng thời gian thì củng cố các từ, khái niệm thời gian; giờ học hình củng cố các từ về màu sắc,...đặc biệt các giờ học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là những loại giờ độc chiếm ưu thế phát triển lời nói cho trẻ.. Các giờ học thơ, truyện vừa giải quyết nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nghệ thuật, vừa giải quyết một nhiệm vụ quan trọng không kém là hình thành và phát triển kĩ năng ở trẻ nói đúng ngữ pháp và nói
mạch lạc.
Hình thức ngoài tiết học bao gồm tất cả các hoạt động khác như vui chơi, lao động, tham quan, sinh hoạt,... Có một số nhiệm vụ giáo dục bắt buộc phải thông qua các giờ học như dạy trẻ biết nghe, biết trả lời, biết hỏi, sửa những sai phạm của trẻ về dùng từ, đặt câu.v.v..
Không phải bài học nào cũng có thể thực hiện bằng con đường giảng dạy trên lớp. Vd: giáo dục thói quen nói chuyện có văn hóa khi phát biểu trước đông người.v.v... Trò chơi là hình thức tác động có hiệu quả đến ngôn ngữ của trẻ. Trò chơi giúp trẻ tự nói lên lời nói của mình. Tích cực hóa vốn từ của trẻ. Giáo viên tham gia vào các trò chơi với trẻ, làm phong phú thêm vốn từ, đồng thời giáo dục trẻ lễ độ khi giao tiếp.
Xem tranh xem kịch cũng là biện pháp phát triển tiếng nói cho trẻ. Cảm xúc vui sướng, buồn, giận của trẻ ảnh hưởng đến mức độ nắm vững tiếng nói. Các cảm giác này là nhạy bén quá trình tri giác của trẻ, có ảnh hưởng đến cách diễn đạt bằng lời của trẻ khi xem.
Hoạt động sinh hoạt của trẻ dưới chỉ đạo của giáo viên cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo viên có thời gian nói chuyện với trẻ, sáng tạo nhiều chủ đề để nói chuyện khác nhau (ăn mặc, thể dục buổi sáng, dạo chơi, đi bộ, v.v...), làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, hình thành thói quen nói chuyện.
Tóm lại có rất nhiều hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mỗi hình thức có tính ưu việt riêng của nó. Để đạt được mức độ phát triển ngôn ngữ thật tốt cho trẻ, cần vận dụng tất cả các hình thức.
1.3.3.2. Phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ
Trong phương pháp PTNN có chia ra một số phương pháp tổ chức như sau:
- Phương pháp trực quan: Là phương pháp sử dụng vật thật, tranh ảnh ... nhằm hình thành kiến thức, vốn từ, rèn luyện khả năng phát âm. Phương pháp trực quan thường sử dụng dưới hình thức sau:
+ Cho trẻ xem vật thật, tranh ảnh + Cho trẻ quan sát
+ Cho trẻ tham quan
- Phương pháp đàm thoại (dùng lời nói): Đàm thoại là những cuộc nói chuyện có xu hướng, được chuẩn bị trước giữa cô giáo và các cháu theo một đề tài nhất định. Phải chọn đề tài đàm thoại phù hợp với vốn kinh nghiệm của trẻ, nhiệm vụ giáo dục trong từng lứa tuổi. Trong thực tiễn các trường mẫu giáo, đàm thoại về lao động của nhân dân về thiên nhiên, về các phương tiện giao thông, về cuộc sống của trẻ được tiến hành rộng rãi thông qua các hoạt động sau:
+ Cho trẻ nghe kể, đọc chuyện
+ Cho trẻ nghe lời giảng giải, hướng dẫn, chỉ bảo, nhắc nhở... + Cho trẻ đàm thoại
+ Cho trẻ nói theo mẫu câu
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm:
+ Sử dụng các trò chơi có tác dụng phát triển ngôn ngữ.
+ Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu để phát triển các kĩ năng nghe, nói, chuẩn bị cho việc đọc, viết.
+ Sử dụng các tình huống có vấn đề nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, giải quyết vấn đề đặt ra.
+ Sử dụng các bài tập luyện tập thực hành để củng cố kiến thức kĩ năng phát triển ngôn ngữ mà trẻ đã được hình thành.
Hiện nay phương pháp dạy học tiến hành đổi mới, song việc đổi mới chương trình, được sử dụng theo tinh thần đổi mới kết hợp với phương pháp dạy học hiện đại nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh.
Theo tác giả Nguyễn Khắc Hùng thì: “Không một phương pháp nào là hoàn hảo đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau, mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp bên cạnh đó giáo viên cần lưu ý sử dụng phương pháp phát triển ngôn ngữ phù hợp điều kiện CSVC của lớp học cụ thể ở mỗi vùng miền khác nhau”. Do đó người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp cho lứa tuổi hay một chủ đề và điều kiện thực tế. Từ đó học sinh tự có thể chiếm lĩnh các kiến thức đã học với sự hỗ trợ hợp lý của giáo viên và môi trường giáo dục[14].