Thực trạng quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5–6 tuổi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5–6 tuổi

Bảng 2.10. Đánh giá Thực trạng quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mẫu giáo.

TT NỘI DUNG Đối

tượng

Tình hình thực hiện (%)

ĐTB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt

1

Quản lý việc dạy đúng, dạy đủ các nội dung chương trình PTNN cho trẻ

CBQL 0,00 0,00 28,57 28,57 42,86 4,14 GV 0,00 0,00 0,00 39,01 60,90 4,61

2

Quản lý thực hiện đúng tiến độ thời gian các nội dung theo kế hoạch thời khoá biểu.

CBQL 0,00 0,00 38,10 38,10 23,81 3,86

GV 0,00 0,00 0,00 46,10 53,90 4,54

3

Quản lý thực hiện nội dung sinh hoạt chuyên môn; thông qua giáo án, dự giờ lên lớp. CBQL 0,00 0,00 23,81 23,81 52,38 4,29 GV 0,00 0,00 0,00 44,68 55,32 4,55 4 Quản lý nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động hàng ngày của giáo viên các nhóm lớp

CBQL 0,00 0,00 33,33 28,57 38,10 4,05

TT NỘI DUNG Đối tượng Tình hình thực hiện (%) ĐTB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt 5

Kịp thời bổ sung, điều chỉnh nhằm đảm bảo chất lượng nội dung chương trình.

CBQL 0,00 0,00 28,57 38,10 33,33 4,05

GV 0,00 0,00 0,00 43,97 56,03 4,56

Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy mức độ quản lý thực hiện các nội dung hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Phú Tân được đánh giá tương đối tốt và khá đồng đều.

Theo ý kiến khảo sát của CBQL: Mức độ thực hiện nội dung “Quản lý thực hiện nội dung sinh hoạt chuyên môn; thông qua giáo án, dự giờ lên lớp.” có ĐTB cao nhất = 4,29 là nội dung được đánh giá là thực hiện tốt nhất trong 05 nội dung khảo sát.Việc quản lý thực hiện các nội dung phát triển ngôn ngữ trẻ 5-6 tuổi theo đúng tiến độ thời gian không chỉ giúp trẻ tiếp thu đầy đủ các nội dung mà còn đảm bảo tính thường xuyên, lặp lại các nội dung để giúp trẻ tiếp thu tốt nhất các kiến thức cần thiết cho phát triển hoạt động này.

Theo ý kiến khảo sát của GV: Nội dung “Quản lý việc dạy đúng, dạy đủ các nội dung chương trình PTNN cho trẻ” là nội dung được đánh giá là thực hiện tốt nhất trong 05 nội dung khảo sát có ĐTB = 4,61. Đây vừa là kết quả đồng thời cũng là yêu cầu thường xuyên ở mỗi trường. Bởi vì trong môi trường giáo dục sư phạm, việc thực hiện dạy đúng, dạy đủ các nội dung chương trình PTNN cho trẻ là rất quan trọng.

Trong khi nội dung “Quản lý nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động hàng ngày của giáo viên các nhóm lớp” lại có ĐTB thấp nhất là 4,52 – GV, 4,05 – CBQL. Bên cạnh nội dung đó thì còn nội dung “Kịp thời bổ sung, điều chỉnh nhằm đảm bảo chất lượng nội dung chương trình.” cũng có ĐTB thấp nhất là 4,05 – CBQL. Việc nắm nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động hàng ngày của giáo viên các nhóm lớp và việc kịp thời bổ sung, điều chỉnh nhằm đảm bảo chất lượng nội dung chương trình PTNN cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mẫu giáo là công việc cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, so với các nội dung khác thì hai nội dung này chưa được thực hiện tốt ở các trường mẫu giáo ở huyện Phú Tân.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)