8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
2.4.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp các lực lượng trong hoạt động phát triển
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 được tốt thì ngoài lực lượng giáo viên là nòng cốt thì không thể thiếu những nhân tố, những con người phụ trợ góp phần vào sự thành công đó. Tác giả đã tìm hiểu và có những nhìn nhận và đánh giá rất tích cực về các lực lượng đó thông qua bảng đánh giá như sau:
Bảng 2.12. Đánh giá Thực trạng quản lý các lực lượng giáo dục phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mẫu giáo.
TT NỘI DUNG Đối tượng Tình hình thực hiện TB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt 1 Chính sách và chủ trương của nhà nước về GD được CBQL ưu tiên ở mức nào? CBQL 0,00 0,00 2,84 46,81 50,35 4,48 GV 0,00 0,00 4,26 34,75 56,03 4,47 2 Việc sử dụng chủ trương XHH-GD của nhà trường được CBQL thực hiện ở mức nào? CBQL 0,00 0,00 4,26 40,43 55,32 4,51 GV 0,00 0,00 1,42 48,23 50,35 4,49
TT NỘI DUNG Đối tượng Tình hình thực hiện TB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt 3 Chế độ chính sách cho giáo viên phụ trách PTNN được CBQL chăm lo ở mức nào? CBQL 0,00 0,00 9,52 28,57 61,90 4,52 GV 0,00 0,00 3,55 39,01 57,45 4,54 4 CSVC phục vụ việc PTNN cho trẻ 5-6 tuổi được CBQL ưu tiên ở mức nào? CBQL 0,00 0,00 14,29 28,57 57,14 4,43 GV 0,00 0,00 4,96 46,81 48,23 4,43 5 Việc cập nhật mới những phương pháp PTNN mới có được CBQL ưu tiên ở mức nào?
CBQL 0,00 0,00 28,57 33,33 38,10 4,10
GV 0,00 0,00 33,33 33,33 33,33 4,00
6
Đổi mới công tác quản lý việc PTNN được CBQL thực hiện ở mức nào?
CBQL 0,00 0,00 23,81 28,57 47,62 4,24 GV 0,00 0,00 23,81 23,81 52,38 4,29
Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy nội dung “Chế độ chính sách cho giáo viên phụ trách PTNN được CBQL chăm lo ở mức nào?” được CBQL và giáo viên ưu tiên quan tâm cao nhất lần lượt có điểm trung bình (4,52 đối với CBQL); (4,54 đối với GV) . Sở dĩ có kết quả này là do quan niệm của người Việt Nam “Có thực mới vực được đạo”, điều đó là hoàn toàn hợp lý bởi vì người giáo viên đứng lớp trực tiếp làm công tác phát triển ngôn ngữ nhưng hoàn cảnh của họ bửa đói bửa no thì họ không thể tập chung toàn tâm toàn ý cho việc phát triển ngôn ngữ được. Ngược lại người giáo viên được quan tâm cơm no áo ấm cuộc sống ổn định họ sẽ dốc lòng bỏ tâm huyết để phấn đấu vì sự nghiệp PTNN của trẻ là điều chắc chắn. Nhận thức được điều đó qua kinh nghiệm thực tiển nên quản lý luôn ưu tiên và coi đây là nội dung quan trọng cho việc phối hợp lực lượng nhằm PTNN của trẻ.
Đứng vị trí số 2 là nội dung: “Việc sử dụng chủ trương XHH-GD của nhà trường được CBQL thực hiện ở mức nào?” có điểm trung bình (4,51 đối với CBQL); (4,49 đối với GV). Một trường mẫu giáo hoạt động hoàn toàn dựa vào kinh phí nhà nước thì rất khó khăn và chật vật bởi nguồn cung có hạn. Chính vì vậy cần phải có những biện pháp hổ trợ từ phía ngoài nhà trường từ nguồn xã hội hoá giúp trường có thêm nguồn tài chính để cải thiện những hạng mục cần thiết như: Sân trường, mái nhà và đặc biệt là đồ dùng phục vụ dạy học phát triển ngôn ngữ. Có nguồn tài trợ từ bên ngoài qua công
tác XHH-GD là rất cần thiết. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn kinh phí phải đảm bảo có giới hạn, công khai minh bạch và hoàn toàn vì mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi.
Tiếp đến là nội dung: “Chính sách và chủ trương của nhà nước về Giáo dục được CBQL ưu tiên ở mức nào?” có điểm trung bình (4,48 đối với CBQL); (4,47 đối với GV). Nội dung này cũng được CBQL quan tâm cao là do chính sách và chủ trương là kim chỉ nam cho hoạt động của trường và hoạt động PTNN của trẻ từ 5-6 tuổi.
Xếp cuối cùng là nội dung: “Việc cập nhật mới những phương pháp phát triển ngôn ngữ mới có được CBQL ưu tiên ở mức nào?” có điểm trung bình (4,10 đối với CBQL); (4,00 đối với GV). Sở dĩ nội dung cập nhật phương pháp mới được đánh giá thấp bởi vì giáo viên phần lớn ít chịu thay đổi thường thích dạy theo thói quen và những nội dung đã nắm chắc. Riêng đứng góc độ người quản lý thì đổi mới phương pháp là một vấn đề hay những không tránh khỏi những khó khăn và mạo hiểm mà ưu tiên trong giáo dục là hạn chế thử nghiệm và không chấp nhận phế phẩm trong giáo dục. Để đổi mới phương pháp cần thời gian dài, cần sự đồng thuận của giảng viên thì mới tiến hành được và rất chậm mang lại kết quả tốt chính vì vậy nội dung này được đánh giá không cao.
Tuy nhiên phải nhìn nhận một điều rằng với nội dung thấp nhất trong 6 nội dung thì điểm trung bình trong khảo sát cũng đạt từ 4 điểm trở lên. Đồng nghĩa với tiêu chí “Tốt/Đồng ý” thể hiện rằng 6 nội dung trên đều quan trọng và được CBQL chú trọng quan tâm nhằm quản lý lực lượng giáo dục phục vụ cho việc PTNN từ 5-6 tuổi.