Biện pháp 6: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 86 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.2.6. Biện pháp 6: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động

phát triển ngôn ngữ cho trẻ

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu trong quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ, từ khảo sát thực trạng, xác định nội dung, hình thức, phương pháp, xây dựng kế hoạch và lựa chọn hoạt động phù hợp. Đây là công việc quan trọng trong quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ của Hiệu trưởng. Thông qua việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Bổ sung kiến thức , kỹ năng, nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho GV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển ngôn ngữ.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng phải nắm chắc văn bản hướng dẫn về đánh giá trẻ cuối độ tuổi theo quy định. Ở trường MN hiện nay, văn bản hướng dẫn về đánh giá trẻ 5-6 đạt mục tiêu cuối độ tuổi thực hiện theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; thông tư 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng

07 năm 2010 ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

- Căn cứ vào chuẩn giáo viên và yêu cầu của giờ PTNN cho trẻ để đánh giá giáo viên

- Căn cứ vào mục tiêu và kết quả mong đợi của trẻ ở cuối độ tuổi để xác định những nội dung cần đánh giá trẻ

- Các đ/c trong BGH, các đ/c chí tổ trưởng tổ chuyên môn tích cực dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm, bổ sung cho giáo viên

- Hướng dẫn và kiểm tra giáo viên thực hiện công tác đánh giá trẻ, sử dụng các biện pháp đánh giá trẻ trong từng thời điểm cuối ngày, cuối chủ đề và cuối giai đoạn

- Kiểm tra hồ sơ cá nhân của trẻ, theo dõi sự tiến bộ của trẻ

- Chú trọng đến những em HS gặp khó khăn về ngôn ngữ, HS khuyết tật học hoà nhập, những em này dù sự tiến bộ chỉ là rất nhỏ, nhưng Hiệu trưởng phải chỉ đạo GV thiết lập hồ sơ theo dõi và có kế hoạch tiêu chí đánh giá phù hợp với năng lực ngôn ngữ của trẻ. Hiệu trưởng cần tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp chỉ đạo sâu sát giúp GV điều chỉnh cách thức giáo dục phù hợp nhằm giúp trẻ có tiến bộ.

- Phát hiện những thiếu sót và bổ sung kịp thời những nội dung chưa đạt được để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

3.2.6.3. Cách tiến hành biện pháp

Hệ thống văn bản pháp quy về thực hiện chương trình GDMN theo độ tuổi. Thực hiện công tác đánh giá theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ

Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu của các lớp 5 tuổi Mỗi trẻ có 1 bộ hồ sơ

Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trẻ của giáo viên có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy phải đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá sự phát triển của trẻ. Đảm bảo công khai kết quả nội dung đánh giá trẻ theo chủ đề, giai đoạn và xây dựng điều chỉnh kịp thời kế hoạch CSGD trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 86 - 87)