Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nội dung, phương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 78 - 82)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nội dung, phương

pháp, hình thức tổ chức phát triển ngôn ngữ cho đội ngũ giáo viên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức PTNN cho trẻ Mẫu giáo

- Về kiến thức:

+ Hiểu được các hoạt động trong ngày là phương tiện, điều kiện để trẻ giao tiếp vì vậy cần tận dụng cơ hội để phát triển lời nói, ngôn ngữ cho trẻ.

hằng ngày của trẻ ở trường mẫu giáo.

- Về kỹ năng

+ Tổ chức các hoạt động trò truyện, đàm thoại để giúp trẻ nghe hiểu tiếng Việt, phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động của trẻ ở trường mẫu giáo.

+ Biết tổ chức, thiết kế các hình thức dạy trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ

- Về thái độ

Quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các hoạt động hằng ngày.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Nâng cao ý thức phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

Ngoài việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ 2 lần 1tháng và các hoạt động dự giờ thao giảng theo quy định, cần thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm trong nhà trường và sinh hoạt cụm trong toàn quận. Thông qua hoạt động này GV có thể phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu phương pháp về nội dung, phương pháp, hình thức PTNN cho trẻ Mẫu giáo lớn. Đây là cách học tập bồi dưỡng hiệu quả và thực tế nhất.

- Phối hợp với chuyên viên phòng GD&ĐT huyện để mời báo cáo viên về hướng dẫngiúp giáo viên nắm bắt rõ hơn về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cách soạn giáo án để tổ chức các hoạt động PTNN cho trẻ . Triển khai nội dung, phương pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG trong các buổi hội thảo và sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường .

Nội dung: PTNN trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo bao gồm các nhóm phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp trực quan: Phương pháp này đảm bảo mối liên hệ giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. Ở trường mẫu giáo thường sử dụng các dạng trực quan sau trong quá trình phát triển lời nói cho trẻ.

+ Sử dụng vật thật: Là cách thức cho trẻ được tiếp xúc với từng vật ( nhìn, xem, sờ, nắn ). Trong trường hợp không có vật thật, cô giáo cho trẻ xem đồ chơi, tranh ảnh.

+ Quan sát: Là dạy trẻ sử dụng những giác quan của mình để tích lũy dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và kỹ xảo ngôn ngữ, những bài tập về quan sát phải gắn liền với việc cung cấp các từ để giúp trẻ hiểu và nhớ được từ. Quá trình quan sát, khi cung cấp từ mới cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa hai hệ thống tín hiệu với nhau.

+ Tham quan: Là con đường đưa các cháu đến gần vật thể, hiện tượng. Buổi tham quan không mang tính chất của một bài học, cô giáo phải chuẩn bị kỹ và có kế hoạch cụ thể. Nội dung tham quan phải đáp ứng được sở thích của trẻ, sau buổi tham quan cô giáo cần tổ chức ngay việc nhận thức của trẻ có thể bằng cách trò chuyện, vẽ theo trí

nhớ …

+ Xem phim: Là cách thức sử dụng máy móc, thiết bị vào quá trình dạy học trong điều kiện cho phép. Mục đích của xem phim là cho trẻ quan sát cảnh vật mà trẻ không thể đi đến nơi xem được, hoặc xem lại cảnh quan trong quá khứ

Nhóm phương pháp trực quan là phương pháp chủ đạo trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vì vậy, phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dạy nói cho trẻ trên tiết học, ở mọi lúc mọi nơi.

- Nhóm phương pháp dùng lời

+ Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ: Qua giọng đọc giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của ngôn ngữ tiếng Việt. Vì vậy, khi đọc thơ cần đọc chậm rãi, vừa phải, chú ý ngắt giọng sau mỗi câu và nhấn giọng vào các từ mang vần

+ Kể và đọc chuyện: Là phương pháp chủ yếu giúp trẻ làm quen với văn học. Khi đọc, kể cô giáo phải thể hiện được tình cảm, ngữ điệu để bộc lộ được tình cảm của nhân vật. Giọng của cô chậm rãi, vừa phải để trẻ nghe được các từ ngữ, câu văn trong truyện.

+ Kể lại chuyện: Là hình thức cho trẻ kể lại câu chuyện mà trẻ được nghe. Kể lại chuyện giúp cho trẻ phát triển tư duy lôgíc và ngôn ngữ mạch lạc.

+ Đàm thoại: Là sự giao tiếp bằng lời giữa cô và trẻ nhằm giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển. Đàm thoại được tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái và tự nhiên, đáp ứng được yêu cầu của trẻ. Mục đích của đàm thoại là củng cố và hệ thống hóa bằng công cụ ngôn ngữ tất cả những gì trẻ thu lượm được.

+ Lời nói mẫu: Là lời nói được sử dụng như một phương pháp giúp trẻ nói đúng câu, đúng ngữ pháp để diễn đạt ý nghĩ của mình. Lời nói mẫu được sử dụng rộng rãi ở nhà trẻ và trường mẫu giáo trong mọi hình thức dạy. Khi sử dụng việc nói mẫu, cô giáo phải chú ý không nhắc lại câu sai của trẻ.

+ Giảng dạy: Là biện pháp cô dùng lời lẽ của mình để giải thích cho trẻ hiểu về bản chất, đặc điểm … của một vật hoặc một hành động nào đó. Giảng giải chỉ sử dụng khi nào trẻ không hiểu hoặc chưa hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của từ, câu, câu chuyện …

+ Sử dụng câu hỏi: Là cách thức cô đặt câu hỏi để hướng dẫn sự chú ý của trẻ đến việc nhận thức đối tượng. Câu hỏi của cô phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu đồng thời có thể kết hợp với dụng cụ trực quan.

- Nhóm phương pháp thực hành

+ Trò chơi: Hoạt động chính của trẻ em là vui chơi. Vui chơi được thể hiện qua trò chơi. Trò chơi kích thích mạnh mẽ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Cho nên, cô giáo cần tổ chức tốt hoạt động vui chơi, cung cấp đồ dùng, đồ chơi để trẻ có điều kiện tăng cường hoạt động ngôn ngữ.

+ Lao động: Trong trường mẫu giáo, trẻ được tham gia vào hoạt động lao động, hình thức lao động phù hợp với trẻ đều tạo ra những khả năng làm phong phú ngôn ngữ cho trẻ.

Hình thức: Tổ chức các hình thức trò chơi phù hợp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là cách dạy phù hợp với đặc điểm nhận thức và tâm lý của trẻ .Theo cách này trẻ được tiếp nhận các từ, mẫu câu một cách tự nhiên do đó hiệu quả giờ học sẽ được nâng lên

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giờ học

+ Giờ khám phá hoa học (mẫu giáo): Giờ học này trẻ tiếp xúc với sự vật, hiện tượng, hướng dẫn trẻ quan sát sự vật hiện tượng quen thuộc đối với trẻ giúp trẻ biết được những đặc điểm, cấu tạo, hình dạng, chất liệu, công dụng… của sự vật, hiện tượng. Qua đó hình thành khái niệm ban đầu về sự vật, hiện tượng nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ và hình thành ở trẻ các biểu tượng đúng đắn về sự vật, hiện tượng xung quanh đồng thời giúp trẻ được nói những điều trẻ nhận biết và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ cho trẻ.

+ Giờ làm quen với văn học: Tác phẩm văn chương đem đến cho trẻ tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, thầy cô giáo với những người lao động vất vả, với những chú bộ đội...Tình cảm của trẻ phát triển trong quá trình học tiếng nói của các tác phẩm văn chương. Lời nói nghệ thuật giúp trẻ hiểu được cái đẹp của tiếng mẹ đẻ, dạy trẻ tri giác thẩm mỹ thế giới xung quanh. Giờ học này có tác dụng làm giàu vốn từ, phát triển ngôn ngữ văn học và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học nghệ thuật.

+ Các giờ học khác: Thông qua các giờ học tạo hình, làm quen với toán, giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất….giúp trẻ được rèn luyện về mặt phát âm, có thêm nhiều từ . Trẻ được rèn luyện thêm về mặt ngữ pháp góp phần củng cố và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ngoài giờ học:

+ Hoạt động vui chơi: Qua vui chơi giúp trẻ củng cố, ôn luyện ngôn ngữ, đồng thời còn tạo ra các tình huống để trẻ có điều kiện sử dụng vốn từ ngữ đã tích lũy được.

+ Hoạt động lao động: Khi tham gia vào các hoạt động lao động, trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, với đồ dùng lao động, đồ dùng sinh hoạt… Như vậy, trẻ có điều kiện hình thành các biểu tượng chưa có và khắc sâu các biểu tượng đã có thông qua ngôn ngữ sử dụng trong lao động. Từ đó vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên.

+ Dạo chơi, tham quan: Dạo chơi, tham quan giúp tầm hiểu biết của trẻ được mở rộng. Vì vậy nội dung dạo chơi, tham quan phải đáp ứng sở thích và nhu cầu hứng thú của trẻ.

+ Trong sinh hoạt hàng ngày: Hằng ngày đón trẻ, trả trẻ, cho trẻ ăn, ngủ, vệ sinh,…cô giáo cần thường xuyên giao tiếp với trẻ và tạo điều kiện cho trẻ được nói

nhiều.Trong quá trình trẻ nói, cô cần chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ.

Tóm lại: Việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ trong trường mẫu giáo là một nhiệm vụ cơ bản, thiết thực. Những người làm công tác giáo dục ở lứa tuổi mẫu giáo phải biết tận dụng mọi hình thức dạy trẻ, dạy nói trên giờ học và dạy ở mọi lúc, mọi nơi PTNN cho trẻ.

3.2.2.3. Cách tiến hành biện pháp

Ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV phù hợp với nhận thức của giáo viên

Tăng cường công tác kiểm tra việc bồi dưỡng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi

Đảm bảo tốt việc học, vui chơi, sinh hoạt, tham quan dã ngoại, tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần cho học sinh. Hàng năm, tùy thuộc vào nguồn kinh phí có thể tổ chức cho giáo viên, học sinh tham quan những khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh gần gũi của địa phương.

Đánh giá hiệu quả sau các đợt bồi dưỡng .

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 78 - 82)