8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5–6 tuổi
1.4.2.1. Lập kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ
- Kế hoạch là khâu đầu tiên của chức năng quản lý, việc lập kế hoạch nhằm xác định và hình thành mục tiêu đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ, xác định và đảm bảo chắc chắn về các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ. Từ đó, lựa chọn các phương án, biện pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế để tiến hành hoạt động đạt kết quả tốt.
- Kế hoạch là nội dung cơ bản của quá trình quản lý, vì thế giai đoạn này có vai trò rất to lớn. Để làm được điều đó, người quản lý cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
+ Hoạch định kế hoạch, mục tiêu phấn đấu cần đạt.
+ Lựa chọn các biện pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của của huyện, của địa phương, của từng trường và từng đối tượng trẻ nhỏ ở nhưng độ tuổi.
+ Xây dựng kế hoạch trong năm học (Kế hoạch năm học đã được cụ thể hóa thành kế hoạch học kì, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, lên chi tiết cho từng ngày trong tuần). Khi xây dựng kế hoạch phải cụ thể hóa trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra để có kế hoạch cụ thể phù hợp với từng loại họat động như: Hoạt động phát triển khả năng nghe và nói; hoạt động kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; Trò chơi đóng kịch; Kể chuyện sáng tạo; Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết.
Các nội dung phát triển ngôn ngữ được xây dựng dựa trên đặc điểm, khả năng nhận thức của trẻ theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo chuẩn phát triển trẻ em 5-6 tuổi.
Như vậy, có thể hiểu, chức năng kế hoạch hoá là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới mục tiêu của tổ chức.
1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ
Tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình hành động phát triển ngôn ngữ là chức năng được tiến hành sau khi lập xong kế hoạch nhằm chuyển hoá những mục đích, mục tiêu phát triển ngôn ngữ thành hiện thực. Dựa trên mối quan hệ giữa các đơn vị trường học, mối quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh được liên kết thống nhất, chặt chẽ và nhà quản lý có thể điều phối các nguồn lực thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngày một tốt hơn. Phương pháp làm việc của CBQL có ý nghĩa quyết định cho việc thành bại của kế hoạch quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nội dung tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp các hoạt động theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
1.4.2.3. Chỉ đạo việc triển khai nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ
Đây là chức năng thứ ba trong quá trình quản lí, nó có vai trò cùng với chức năng tổ chức để thực hiện các mục tiêu. Chức năng này được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động trong tổ chức thực hiện nội dung chương trình nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả.
Thực chất của việc chỉ đạo triển khai là quá trình tác động của người hiệu trưởng trường mẫu giáo tới hoạt động của nhà trường và tổ trưởng chuyên môn, giáo viên nhằm biến những yêu cầu chung của hệ thống giáo dục và nhà trường thành nhu cầu của mọi cán bộ công chức, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và mang hết khả
năng để làm việc. Do vậy việc Chỉ đạo triển khai là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý họat động phát triển nhằm nâng cao chất lượng hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Chỉ đạo và hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn tổ mẫu giáo và giáo viên triển khai các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Thường xuyên đôn đốc, động viên khuyến khích tổ trưởng chuyên môn tổ mẫu giáo và giáo viên đứng lớp thực hiện tốt các nhiệm vụ.
- Giám sát, yêu cầu tổ trưởng chuyên môn, giáo viên điều chỉnh, sửa chữa kịp thời. - Quán triệt tinh thần, động viên và hổ trợ kịp thời nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ
- Kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Việc kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược và là khâu không thể thiếu trong quản lý. Kiểm tra là để quản lý và muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra. Thông qua kiểm tra, cán bộ QLGD đánh giá được thành tựu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp và đúng hướng.
- Theo kinh nghiệm quản lý của tác giả công tác kiểm tra đánh giá nên thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình quản lý gồm:
+ TRƯỚC: Khâu chuẩn bị cũng cần phải kiểm tra chặt chẽ đễ có thể thêm bớt điều chỉnh kịp thời trước khi hành động.
+ TRONG: Trong khi thực hiện cũng nên kiểm tra đánh giá kịp thời để có thể điều hành, điều chỉnh những sai lệch trước khi quá muộn.
+ SAU: Là quá trình kiểm tra cuối cùng nhằm rút kinh nghiệm cho hoạt động tiếp theo hay mục tiêu trong thời gian tới. Nếu đến đây ta mới kiểm tra đánh giá thì quá muộn cho một chu trình quản lý đã qua, chính vì vậy việc kiểm tra TRƯỚC khi thực hiện và TRONG khi thực hiện mang lại yếu tố thành công cao hơn trong hoạt động.
- Nội dung kiểm tra bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:
+ Đánh giá thực trạng, sự chuẩn bị đến đâu, xác định xem mục tiêu ban đầu có khả thi không và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến.
+ Phát hiện những sai lệch trong kế hoạch, trong và sau quá trình thực hiện.