Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp phát triển ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 82 - 85)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp phát triển ngôn ngữ

cho trẻ tại gia đình

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm phối hợp với phụ huynh để cùng dạy tiếng Việt cho trẻ để tăng cường vốn tiếng Việt, phát triển ngôn ngữ cho trẻ

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Người lớn trong gia đình có vai trò đặc biệt trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhất là người mẹ. Cho nên, người lớn phải có ý thức trong việc phát ngôn, không nên nói lắp, nói ngọng, lời nói phải có văn hóa để làm gương cho trẻ bắt chước, đồng thời người lớn phải có ý thức sửa sai cho trẻ. Có như vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới đạt hiệu quả cao.Vì vậy cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh. Nhưng muốn phụ huynh phối hợp được với giáo viên thì lại cần phải có biện pháp tuyên truyền và hướng dẫn thì phụ huynh mới thực hiện được. Cách thực hiện đó là

- Họp phụ huynh để phổ biến nội dung và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Chọn những phụ huynh có khả năng về ngôn ngữ tốt để hướng dẫn các phụ huynh khác và đến lớp học hỗ trợ giáo viên

- Giáo viên đến tận nhà trẻ để tuyên truyền phổ biến nội dung và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Mời phụ huynh tham gia các hoạt động và các hội thi của nhà trường

- Tổ chức thao giảng các hoạt động hay về phát triển ngôn ngữ ( Kể chuyện, đọc thơ, làm quen chữ cái, tập tô chữ...)

- Phối hợp với hội phụ nữ phường và khu dân cư để cùng thực hiện

- Phối hợp với đài truyền thanh, truyền hình để làm tốt công tác tuyên truyền.

3.2.3.3. Cách tiến hành biện pháp

Giáo viên lựa chọn nội dung tuyên truyền, Ban giám hiệu hỗ trợ phương pháp và kết nối phối hợp giáo viên với phụ huynh để tuyên truyền. Tuy nhiên để có kết quả tốt thì phải thực hiện công tác tuyên truyền thường xuyên liên tục. Bên cạnh đó công tác xã hội hóa giáo dục phải luôn được chú trọng, luôn phối họp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong công tác CSGD trẻ.

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức hướng dẫn giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động rèn luyện nhằm phát triển ngôn ngữ

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho giáo viên biết cách tạo môi trường phong phú, sinh động hấp dẫn trẻ, tạo hứng thú cho trẻ giúp trẻ có một môi trường đa dạng để hoạt động và phát triển ngôn ngữ một cách dễ dàng. Phải luôn luôn tạo ra môi trường trò chuyện sống động gần gũi giữa trẻ với giáo viên.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Hướng dẫn giáo viên sưu tầm tranh ảnh đồ dùng đồ chơi trang trí lớp, tranh và đồ dùng có từ tiếng kèm theo, phù hợp với chủ đề và các từ đã lựa chọn trong kế hoạch, gắn tên, gắn ký hiệu vào các đồ dùng đồ chơi trong lớp và các giá góc.

Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo là “dễ nhớ dễ quên”. Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ, nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác. Mặt khác, khi trẻ hoạt động trẻ thường cất đồ dùng đồ chơi nhanh nhưng không ngăn nắp, giáo viên thường mất nhiều thời gian sắp xếp lại đồ chơi cho trẻ sau khi chơi. Như vậy rất vất vả cho cô mà trẻ lại không có thói quen lao động tự phục vụ. Đặc biệt không được làm quen với tên gọi các từ, hay các chữ cái Tiếng Việt ghép thành từ đó để khắc phục GV cần xếp đồ dùng đồ chơi trên giá góc gọn, đẹp, khoa học, sao cho trẻ dễ lấy, dễ cất, các đồ dùng trên giá phải tuân theo một trật tự nhất định. Khi gắn tên cho đồ vật GV đàm thoại với trẻ:

Ví dụ: Với đồ chơi; con thỏ, bình hoa, ti vi... GV hỏi trẻ đây là cái gì? Các con hãy xem cô viết ( hoặc ghép) từ “ thỏ” cho chúng mình xem nhé. Chữ cái đầu tiên trong từ “con thỏ” là chữ gì?... Cứ như vậy GV cho trẻ tri giác trọn vẹn từ “ con thỏ” và các chữ cái còn lại trên giá đồ chơi. Nhiều lần như vậy, trẻ ghi nhớ và thuộc các ký hiệu các chữ cái và sắp xếp thành từ có thể trẻ tự đọc được.

- Tập huấn cho giáo viên cách làm đồ dùng đồ chơi bằng các phế liệu, nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương để tăng thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Giáo viên để cho trẻ có cơ hội tham gia vào hoạt động tạo môi trường chữ xung quanh lớp học. Đồng thời, huy

động phụ huynh đóng góp nguyên liệu: tranh ảnh, lịch cũ, ...để cô và cháu cùng tạo môi trường chữ.

- Giúp giáo viên biết gợi mở, tạo môi trường, tạo điều kiện cho trẻ để trẻ có vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ để từ đó nâng cao và PTNN của trẻ. Tạo tình huống để kích thích trẻ hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ trên giá góc, trên đồ dùng đồ chơi, trên biểu bảng, trên đồ dùng cá nhân và các góc chơi theo chủ đề.

Để phát huy tính tích cực của trẻ trong góc chơi, đặc biệt là góc thư viện. Đây là nơi trẻ được tiếp xúc nhiều với chữ cái, và rèn luyện kỹ năng tiền biết đọc, biết viết của trẻ như: cách lật giở sách, cách đưa mắt từ trái sang phải khi đọc, hoặc các từ mới như: tên truyện, tên các trang bìa, tên các album tự tạo....với các mẫu chữ cái khác nhau

Ví dụ 1: GV tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động với truyện thơ tranh chữ to có sẵn, tự tạo... trẻ được xem tranh, tập kể chuyện, tập "đọc" chữ to trong truyện...và như vậy một lần nữa trẻ mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ, trẻ như được hoà nhập với thế giới của người lớn. Khi trẻ tiếp xúc với các loại sách, báo, tạp chí...có nhiều kiểu chữ khác nhau ở bất kỳ nơi nào trẻ cũng rất tự tin và có thể tự mình khám phá nội dung

Ví dụ 2: GV tổ chức cho trẻ cùng làm album và truyện tranh chữ to theo chủ điểm. Nếu là chủ điểm "thế giới động vật" cô và trẻ sưu tầm album về các con: Chó mèo, gà, vịt,... yêu cầu trẻ tìm các chữ trong họa báo cắt và ghép từ "con mèo", "con chó"...dán dưới hình ảnh các con vật tương ứng. GV luôn lưu ý nhắc trẻ là phải ghép chữ lần lượt từ trái sang phải, hết chữ này đến chữ khác, hết từ này đến từ khác bên cạnh phía phải, và sau đó yêu cầu trẻ phát âm các chữ, "đọc" các từ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc làm quen công nghệ, đó là ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào giảng dạy thông qua việc khai thác trò chơi kidsmart và happykids trên máy tính. Tận dụng sự hứng thú tham gia trò chơi trên máy tính của trẻ để sáng tạo trò chơi mới, nhằm ôn luyện củng cố chữ cho trẻ.

3.2.4.3. Cách tiến hành biện pháp

Kiểm tra thực tế môi đồ dùng và trường các lớp đã xây dựng.

Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục trẻ sao cho trẻ thích thú, phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của trẻ. Tạo cơ hội để trẻ được trò chuyện, được cởi mở giao tiếp

Thường xuyên cho trẻ trực nhật để trẻ ghi nhớ thứ, ngày, tháng, theo dõi thời tiết, bảng biểu, tên và địa chỉ của mình...Qua đó trẻ nhận biết, phát âm mặt chữ và làm quen chữ mới.

Chấm điểm xếp loại các lớp, tư vấn cách sắp xếp các góc trong lớp học.

Giáo viên học tập nâng cao trình độ tin học, đã chủ động thiết kế tạo các nguồn dữ liệu ôn luyện củng cố, phát triển ngôn ngữ phù hợp các chủ đề, chủ điểm cho trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 82 - 85)